Lịch sử cách mạng Việt
Nam cho thấy, QĐND Việt Nam luôn là lực lượng nòng cốt BVTQ, trong thế trận chiến
tranh nhân dân. Nghệ thuật quân sự Việt Nam ngay từ xa xưa đã thực hiện phép dụng
binh “ngụ binh ư nông”- quân gửi trong dân.
Với chức năng, nhiệm vụ của
mình, quân đội là lực lượng không thể thay thế, không thể phủ nhận, là công cụ
sắc bén, hữu hiệu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, lợi
ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.
Trong khi đó, tính chất,
yêu cầu nhiệm vụ BVTQ trong điều kiện mới ngày càng cao; tình hình thế giới,
khu vực diễn biến phức tạp, mau lẹ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động đến nhiệm vụ
BVTQ. Các vấn đề xung đột, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, biên giới diễn ra phức
tạp.
Các thế lực thù địch đẩy
mạnh chống phá cách mạng Việt Nam, kích hoạt sự “chuyển màu” về chế độ, cố tình
hạ bệ vai trò của Đảng và QĐND Việt Nam... Trước tình hình đó, nếu Việt Nam
không có một đội quân thực sự “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện
đại” thì liệu nhiệm vụ BVTQ có thể bảo đảm trong mọi tình huống, nhằm tạo môi
trường hòa bình, ổn định, làm nền tảng cho sự phát triển nhanh và bền vững của
đất nước?
Thực tế cho thấy, kể từ
sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, Bắc Nam sum họp một nhà, thì vẫn chưa
có bất kỳ phút giây những người lính Cụ Hồ được ngơi nghỉ trong cuộc chiến giữ
hòa bình, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Trong mọi giai đoạn lịch
sử, thời kỳ phát triển, quân đội luôn là lực lượng đi đầu và khẳng định những
đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng, nhất là trong suốt hành trình hơn 35
năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.
Vậy nên, với chức năng,
nhiệm vụ được giao, QĐND Việt Nam-lực lượng nòng cốt BVTQ rất cần những đầu tư
tương xứng để có đủ tiềm lực, thực lực và sức mạnh bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ
mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó.
Ở đây, cần hiểu đúng và đủ
về chủ trương xây dựng nền quốc phòng toàn dân và đặt nhiệm vụ xây dựng quân đội
trong mối quan hệ tổng thể xây dựng 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa
phương và dân quân tự vệ. Trong đó, với tầm nhìn chiến lược, các lực lượng phải
từng bước được đầu tư để hiện đại hóa, chính quy hóa, nhưng trên hết và trước hết
phải ưu tiên xây dựng QĐND Việt Nam trong mối quan hệ với các bộ phận, lực lượng
khác của LLVT.
Bởi thế, trong nhiều năm
qua, Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương luôn nhất quán quyết tâm xây dựng quân
đội cách mạng, nhưng đồng thời phải tiến lên chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Nghị quyết Trung ương các khóa XI, XII, XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội
lần thứ IX, X, XI đều xác định phải đẩy nhanh tiến độ, chất lượng từng bước tiến
lên hiện đại, ưu tiên xây dựng một số lực lượng trong quân đội tiến thẳng lên
hiện đại.
Đại hội XIII của Đảng nêu rõ mục tiêu phấn đấu: Đến năm 2025, cơ bản xây dựng quân đội, tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại... Đó là mục tiêu khách quan, đòi hỏi tất yếu của sự nghiệp BVTQ. Do đó, việc tập trung quan tâm, đầu tư nguồn lực cho xây dựng quân đội là nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn dân và sự nghiệp cách mạng.