Thứ Hai, 25 tháng 9, 2023

THỰC CHẤT VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trước hết, cần khẳng định, bảo đảm dân chủ, bảo vệ nhân quyền luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước Việt Nam coÁN  trọng trong suốt quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tôn trọng, bảo đảm dân chủ, bảo vệ nhân quyền không phải chỉ là những khẩu hiệu, những lời tuyên bố mà chính là đặc trưng, bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ của chế độ XHCN Việt Nam. Bởi lẽ, chế độ XHCN mà Việt Nam xây dựng là chế độ xã hội tốt đẹp, dân chủ, tiến bộ, văn minh: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân(1), một chế độ xã hội luôn coi nhân dân “là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới”(2), luôn “xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”(3).

Để bảo đảm và giữ vững bản chất dân chủ ưu việt, tốt đẹp của chế độ XHCN, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định phải coi trọng việc bảo vệ dân chủ, nhân quyền, chú trọng bảo đảm tốt nhất mọi quyền lợi của nhân dân, hơn thế, không chỉ cần mà còn phải luôn “tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân”(4), “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân”(5), để nhân dân tham gia quyết định những vấn đề lớn của đất nước theo phương châm "Dân biết, dân  bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng"(6). Sẵn sàng “Xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, gây rối nội bộ, làm mất ổn định chính trị - xã hội hoặc vi phạm dân chủ, làm phương hại đến quyền làm chủ của nhân dân”(7).

Mọi chủ trương, chính sách của Việt Nam cũng không ngoài mục đích “bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân”(8), “Không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”(9), “thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam”(10), “nâng cao phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, cố gắng bảo đảm những nhu cầu cơ bản, thiết yếu của nhân dân về nhà ở, đi lại, giáo dục, y tế, việc làm”(11), “Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện hiệu quả các chính sách về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe và tầm vóc người Việt Nam, bảo đảm toàn dân đều được quản lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe”(12) nhằm hướng tới mục tiêu cao đẹp của cả dân tộc là “phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; dân tộc cường thịnh, trường tồn(13).

Mọi nỗ lực, cố gắng không ngừng của Đảng và Nhà nước Việt Nam là để xây dựng thành công chế độ XHCN với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”(14). Hiến pháp của Việt Nam cũng khẳng định rõ: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”(15). Mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước đều hướng tới việc ghi nhận và bảo đảm, bảo vệ ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn các quyền của mọi người dân...

Như vậy, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ dân chủ, nhân quyền chính là sự thể hiện và khẳng định bản chất dân chủ ưu việt của chế độ XHCN mà Việt Nam xây dựng, đồng thời cũng là mục tiêu, nhiệm vụ, động lực quan trọng của tiến trình xây dựng chế độ XHCN Việt Nam. Không chú trọng bảo đảm, bảo vệ nhân quyền, không coi trọng các quyền và lợi ích chính đáng của mọi người dân thì không phải là chế độ dân chủ thực sự. Một chế độ dân chủ thực sự - chế độ XHCN (dân chủ không phải chỉ trong tuyên bố mà phải trong hiện thực, dân chủ không phải chỉ cho thiểu số giai cấp thống trị, cho những kẻ giàu mà phải cho mọi tầng lớp nhân dân lao động, dân chủ không chỉ riêng trong một lĩnh vực nào đó mà phải trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội…) không thể và không cho phép “phớt lờ”, “chà đạp”, “vi phạm” các quyền dân chủ, vi phạm các quyền của mọi người dân.

Thực tiễn những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong việc coi trọng, ghi nhận, bảo đảm, thực thi dân chủ, bảo vệ nhân quyền càng là minh chứng sống động để đập tan những luận điệu xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch về tình hình nhân quyền, thực thi dân chủ ở Việt Nam. Đảng và Nhà nước không chỉ ban hành mà còn nỗ lực hiện thực hóa những chủ trương, chính sách bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền dân chủ, các quyền của mọi người dân. Mọi người dân Việt Nam từ trẻ đến già, từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi, không phân biệt giới tính, địa vị xã hội, thành phần giai cấp, tôn giáo, dân tộc… đều được ghi nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ đầy đủ các quyền con người, quyền công dân, không chỉ các quyền cơ bản tự nhiên của con người mà toàn bộ các quyền về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Mọi nỗ lực của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc chỉ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm ổn định chính trị, giữ vững an ninh, chủ quyền quốc gia, phát triển y tế, giáo dục, văn hóa xã hội, thực hiện an sinh xã hội, phúc lợi xã hội… không ngoài mục đích để mọi người dân Việt Nam có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc, được bảo đảm các quyền sống, quyền được giáo dục, quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, được tham gia lao động, cống hiến cho xã hội và được hưởng thụ những thành quả của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước...

Trong lĩnh vực kinh tế, Đảng và Nhà nước cũng luôn chú trọng hoàn thiện các chính sách kinh tế, chế tài pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để bảo đảm cho mọi người dân có cơ hội tham gia các hoạt động kinh tế, được tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh và được bảo vệ các lợi ích chính đáng của mình.

Mọi người dân cũng được bảo đảm đầy đủ các quyền chính trị, được tham gia bầu cử, ứng cử, được tự do biểu đạt chính kiến, tham gia đóng góp ý kiến vào những công việc của Đảng và Nhà nước, cũng như vào tiến trình phát triển chung của đất nước…

Mọi người dân đều được tự do tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng theo nhu cầu, sở thích, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; được bảo đảm an sinh xã hội, an ninh cuộc sống… Hơn thế, Đảng và Nhà nước luôn có những chủ trương, chính sách đặc thù quan tâm, bảo vệ “bảo đảm trợ giúp cho các nhóm đối tượng yếu thế”(16) trong xã hội, như phụ nữ, trẻ em, người già, hay những đối tượng chính sách, người dân ở những vùng, miền, địa bàn khó khăn, biên giới, hải đảo, miền núi, tạo điều kiện cho mọi người được “tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản”(17), bảo đảm không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình phát triển đất nước, không để ai bị thua thiệt do bị phân biệt đối xử bất công…

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tích cực tham gia hợp tác, ký kết nhiều công ước quốc tế nhằm bảo đảm, bảo vệ tốt hơn các quyền của người dân trong các mối quan hệ hợp tác toàn cầu. Đặc biệt, trong những thời điểm khó khăn, thiên tai, đại dịch hoành hành, Đảng và Nhà nước đã tích cực triển khai các chính sách bảo đảm, bảo vệ các quyền và lợi ích của người dân, không để người dân mất đi các quyền được sống, được có cơm ăn, áo mặc, được có việc làm, được học tập, được chăm sóc y tế, cuộc sống an toàn…

Thực tế những nỗ lực của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc chỉ đạo huy động mọi lực lượng, mọi nguồn lực để chăm lo, hỗ trợ bảo đảm ổn định cuộc sống cho người dân, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người dân, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 là minh chứng đập tan những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động về vấn đề thực thi dân chủ, về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Việt Nam không phải và chưa bao giờ là quốc gia xem thường dân chủ, nhân quyền của người dân, ngược lại, còn là một trong những điểm sáng trong việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ dân chủ, nhân quyền của người dân. Hơn nữa, Việt Nam còn là quốc gia có đóng góp tích cực vào việc bảo vệ dân chủ, nhân quyền trên toàn thế giới; lên án, đấu tranh với những hành động vi phạm nhân quyền, bao gồm không chỉ vi phạm các quyền của người dân, phân biệt đối xử về giới tính, sắc tộc, tôn giáo… mà cả vi phạm chủ quyền, quyền tự quyết, tự chủ của các quốc gia.

Thực tế cũng cho thấy, chính những kẻ “nhân danh công lý”, “các nhà bảo vệ nhân quyền”, “các nhà đấu tranh cho dân chủ, tiến bộ, văn minh”… đang ráo riết “vạch tội”, “lên án” Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền lại đang thực hiện những hành động vi phạm dân chủ, nhân quyền, can thiệp thô bạo vào vấn đề nội bộ, xâm phạm các quyền tự chủ, tự quyết của Việt Nam, cản trở tiến trình phát triển vì mục tiêu đem lại cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, công bằng, văn minh cho người dân Việt Nam.

Thêm nữa, “định hướng” của “các nhà dân chủ, nhân quyền” về đích hướng tới cho nhân loại và Việt Nam là chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa dân chủ, tiến bộ, văn minh lại không như những gì họ tuyên bố. Chế độ TBCN vẫn đã và đang thể hiện là chế độ dân chủ chỉ cho 1%, vì lợi ích của 1% những nhà tư bản giàu có khi mà phần lớn của cải do người lao động tạo ra đều về tay 1% những ông chủ tư bản. Chế độ TBCN tạo điều kiện và cơ hội cho 1% những người giàu có làm giàu, thu lợi trên những tấm lưng còng và mồ hôi của những người lao động.

Không khó để có những số liệu như lợi nhuận của các tập đoàn tư bản và lương của các chủ tư sản trong hơn một thế kỷ qua liên tục tăng không ngừng, trong khi thu nhập thực tế của người lao động tăng không đáng kể, thậm chí không đủ để trang trải các chi phí sinh hoạt thiết yếu, không có cơ hội và điều kiện để tiếp cận và hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần do họ tạo ra. Chỉ tính riêng trong năm 2017 thì 82% số của cải được tạo ra thuộc về 1% những người giàu có nhất, còn của cải của 50% dân số nghèo nhất không hề tăng.

Thậm chí trong bối cảnh đại dịch Covid-19, trong khi hàng tỷ người lao động ở các quốc gia TBCN đang phải vật lộn để kiếm sống và trang trải gánh nặng chi phí sinh hoạt, họ không dám đi xét nghiệm, chữa bệnh vì chi phí y tế quá sức thì nhiều cá nhân, tập đoàn tư bản vẫn tranh thủ thao túng, trục lợi và thu lợi nhuận lớn. Chênh lệch thu nhập giữa giới chủ và người lao động vẫn tiếp tục giãn rộng cùng với lợi nhuận của các ông chủ của các tập đoàn tư bản ngày càng tăng cao và người lao động càng bị bóc lột nhiều hơn...

Nền kinh tế TBCN ngày càng vắt kiệt sức lực của người lao động để mang về những món lợi nhuận kếch xù cho các chủ tư bản. Trong guồng quay của nền đại công nghiệp TBCN, người lao động ngày càng trở thành một cái máy trong dây chuyền sản xuất, họ không có thời gian và điều kiện kinh tế để thỏa mãn đầy đủ những nhu cầu vật chất, tinh thần, chứ chưa nói tới phát triển toàn diện con người.

Tình trạng phân biệt đối xử bất công với người nghèo, người da màu, người nhập cư vẫn luôn tồn tại,... Đó là chưa nói tới việc vì lợi nhuận, nhiều quốc gia TBCN sẵn sàng can thiệp, kích động, tạo nên những cuộc xung đột, chiến tranh giữa các quốc gia để bán được nhiều vũ khí mà không hề quan tâm đến những khổ đau, mất mát, tang thương mà biết bao dân thường phải gánh chịu, vi phạm ngay từ quyền căn bản của con người đó là quyền được sống, được tự do, được có cơm ăn, áo mặc,… Nhiều học giả khi chứng kiến hiện thực đầy rẫy sự bất công, mất dân chủ... ở các quốc gia TBCN đã phải thốt lên rằng nhà nước tư sản không phải là của dân, do dân, vì dân như họ tuyên bố mà chỉ là nhà nước của 1%, do 1% và vì 1%; mọi thành quả của tăng trưởng kinh tế đều chỉ phục vụ cho nhóm những người giàu có và quyền lực chứ không phải cho mọi người dân và vì lợi ích của đông đảo tầng lớp nhân dân lao động.

Vì vậy, nói Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, hay rêu rao rằng Việt Nam không có dân chủ, nhân quyền... chỉ là những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, vu khống vô căn cứ của các thế lực thù địch, những kẻ phản động, cơ hội cực đoan để thực hiện mưu đồ chính trị xấu là chống phá Đảng, Nhà nước và ngăn cản tiến trình xây dựng CNXH ở Việt Nam mà thôi. Việt Nam luôn kiên định và ngày càng chứng minh con đường XHCN mà chúng ta lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn. CNXH không chỉ là đích hướng tới của riêng Việt Nam mà của toàn nhân loại. Ngay cả các nước TBCN dù muốn chối bỏ, phủ nhận, nhưng theo quy luật tất yếu cũng sẽ tới đích đó. Hiện thực ở một số quốc gia TBCN phát triển hiện nay trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đáp ứng ngày càng tốt hơn những quyền và lợi ích chính đáng của người dân... chính là những minh chứng cho khẳng định đó.

Để thực hiện mục tiêu xây dựng thành công chế độ XHCN tốt đẹp, tiến bộ, văn minh, Việt Nam đã, đang và sẽ luôn coi trọng, ghi nhận và không ngừng nỗ lực bảo đảm, bảo vệ ngày càng tốt hơn dân chủ, nhân quyền cho mọi người dân, bởi lẽ bảo đảm dân chủ, bảo vệ nhân quyền là bản chất ưu việt của chế độ XHCN Việt Nam, là mục tiêu, động lực, yêu cầu, nhiệm vụ trọng yếu của quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam.


CÓ HAY KHÔNG QUÂN ĐỘI PHI GIAI CẤP

Hiện nay, một trong các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng đó là chúng cho rằng Quân đội là của quốc gia dân tộc, không cần đặt dưới sự lãnh đạo của đảng phái nào; chúng đưa ra khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết” trong mục tiêu lý tưởng của Quân đội, chúng khuyên chúng ta cần chuyên nghiệp hóa quân đội càng sớm càng tốt, cần học hỏi kinh nghiệm theo mô hình quân đội tư sản.

Thoảng qua những quan điểm trên tưởng như vô hại nhưng rõ ràng là thủ đoạn cực kỳ thâm độc và tinh vi của các thế lực thù địch. Trong bất cứ xã hội nào, với tính cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, một tổ chức của nhà nước, quân đội đều phụ thuộc vào đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền; đồng thời, các lực lượng chính trị cầm quyền luôn tìm mọi cách để nắm chắc quân đội thông qua nhiều biện pháp về chính trị, tư tưởng, tổ chức và chính sách đãi ngộ.

Quân đội là công cụ bạo lực vũ trang của một giai cấp, một nhà nước nhất định. Do đó, bản chất giai cấp của quân đội là bản chất của giai cấp nhà nước tổ chức ra nó. Các giai cấp bóc lột cùng các nhà tư tưởng của họ luôn tìm mọi cách để che giấu bản chất giai cấp của quân đội. Họ gán cho quân đội là lực lượng “siêu giai cấp”, “trung lập về chính trị”; là lực lượng bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp xã hội. Về bản chất chính trị của quân đội, V.I.Lênin khẳng định: “Hiện nay, cũng như trước kia và sau này, quân đội sẽ không bao giờ có thể trung lập được”. V.I.Lênin đã phê phán quan điểm về sự “trung lập hóa” chính trị, “phi chính trị” hóa quân đội của các chính trị gia tư sản. Người cho rằng, đó là điều bịa đặt hèn hạ và dối trá. V.I.Lênin vạch rõ: “Quân đội không thể và không nên trung lập. Không lôi kéo quân đội vào chính trị - đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ giả nhân giả nghĩa của giai cấp tư sản và của chế độ Nga hoàng, bọn này trong thực tế bao giờ cũng lôi kéo quân đội vào chính trị phản động”.

Lịch sử xây dựng quân đội của các nước trên thế giới cho thấy, trong bất kỳ xã hội nào, mọi giai cấp cầm quyền và nhà nước của nó đều quan tâm xây dựng quân đội về chính trị, nhằm bảo đảm cho quân đội luôn trung thành và phục vụ lợi ích của giai cấp và nhà nước đã sinh ra và nuôi dưỡng nó. Luận điểm “phi chính trị hóa” quân đội, “quân đội trung lập”, trả quân đội về cho nhà nước,... thực chất là đòi phi chính trị của Đảng Cộng sản, làm cho quân đội thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xa rời chính trị vô sản để từng bước du nhập chính trị tư sản, làm cho quân đội trở thành công cụ bảo vệ lợi ích tư sản, phản bội lại lợi ích của giai cấp công nhân, chống lại nhân dân. Thực chất của “Phi chính trị hóa” quân đội là một mũi tiến công chủ yếu nhằm vô hiệu hóa quân đội, làm cho quân đội XHCN mất phương hướng, rơi vào quỹ đạo chính trị phản động mà các thế lực tư bản, đế quốc đã thực hiện đối với quân đội các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu trước đây.

          Điều đó khẳng định quân đội chỉ mang bản chất của một giai cấp - giai cấp thống trị chi phối quyền lực nhà nước và tổ chức, nuôi dưỡng sử dụng quân đội đó. Không bao giờ và không ở đâu có nhà nước “siêu giai cấp”, có “quân đội phi giai cấp”. Do đó Quân đội ta luôn mang bản chất giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

 

 

 

 


CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHÊ PHÁN CÁC TRÀO LƯU, QUAN ĐIỂM SAI TRÁI

Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống quan điểm, học thuyết khoa học do C.Mác - Ph.Ăngghen đặt nền móng vào đầu thế kỷ XIX, được V.I. Lênin kế tục, phát triển từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đây là một học thuyết khoa học, cách mạng và nhân văn. Bởi vì, chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch trần bản chất cùng những mâu thuẫn cố hữu tồn tại trong chế độ tư bản chủ nghĩa, đồng thời chỉ rõ lực lượng, con đường, phương pháp nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Vì thế, ngay từ khi ra đời, Chủ nghĩa Mác - Lênin luôn bị hệ thống tư bản chủ nghĩa phê phán quyết liệt trên cả phương diện chính trị, lý luận và thực tiễn. Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. C.Mác và Ph.Ăngghen đã ví sự lo sợ của giai cấp tư sản về chủ nghĩa cộng sản như “bóng ma ám ảnh châu Âu”, buộc chúng phải tìm mọi phương cách cũng như thủ đoạn để ngăn chặn và chống phá quyết liệt.

Đồng thời, thông qua các tác phẩm của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phê phán mạnh quan điểm sai trái của các thế lực phản động, cơ hội, như: trong tác phẩm “Tư bản”, C.Mác - Ph.Ăngghen phê phán các quan điểm duy tâm, siêu hình đã phản ảnh sai lầm về tiến trình phát triển của lịch sử cũng như những lý luận biện hộ cho sự tồn tại tất yếu, vĩnh hằng của chủ nghĩa tư bản. Đến tác phẩm “Ludwig Feuerbach và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”, Ăngghen đã đấu tranh với những quan điểm triết học duy tâm, siêu hình của Feuerbach trong việc giải quyết những vấn đề cơ bản của triết học. Ông chỉ rõ tính lịch sử và sự hạn chế của triết học Hegel, Feuerbach và nêu rõ những nguyên lý của triết học mác xít để khẳng định sự ưu việt, tiến bộ của thế giới quan vô sản.... Có thể nói, thông qua quá trình phủ định các quan điểm thù địch, đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - lý luận mà các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã bảo vệ và làm cho Chủ nghĩa Mác càng ăn sâu, bám rễ vào đời sống xã hội với sức lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ.

Đến thời kỳ V.I.Lênin, ông đã dựa trên thế giới quan, phương pháp luận của Mác - Ăngghen và thành tựu của khoa học tự nhiên để chỉ ra sự vô căn cứ của chủ nghĩa duy tâm, phương pháp tư duy siêu hình của phái dân túy. Ông đấu tranh với quan điểm trực diện phê phán chủ nghĩa Mác, chống sự biến tướng của chủ nghĩa duy tâm tôn giáo, chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và những quan điểm giả danh Mác. Ông đã phê phán kịch liệt những quan điểm cơ hội, xét lại của E.Bernstein, K.Kautsky..., đấu tranh với những quan điểm sai lầm của G.V.Plekhanov, N.I.Bukharin, L.Trotsky.... Lênin đã đấu tranh, làm rõ sự sai lầm và vô căn cứ của chúng, làm rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc vẫn là chủ nghĩa tư bản nhưng biểu hiện ở giai đoạn, trình độ cao hơn. Vì vậy, nó không thoát khỏi quy luật diệt vong. Với tác phẩm “Cách mạng vô sản và tên phản bội Kautsky”, Lênin đã vạch trần sự phản bội về mặt lợi ích của Kautsky đối với giai cấp công nhân, quan điểm phủ nhận chuyên chính vô sản cũng như bóp méo chủ nghĩa Mác của hắn, từ đó khẳng định vai trò và giá trị của nền chuyên chính vô sản đối với tuyệt đại đa số nhân dân lao động...

Cách mạng Tháng Mười Nga thành công năm 1917 đã đánh dấu thắng lợi vinh quang và vĩ đại của việc hiện thực hóa chủ nghĩa Mác, đưa lý luận của Mác - Ăngghen trở thành hiện thực ở Nga. Đồng chí V.I.Lênin đã trở thành tấm gương sáng ngời về đấu tranh, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác. Ông khẳng định: Một cuộc cách mạng không biết tự vệ mình là cuộc cách mạng tự sát. Có thể thấy rằng, quá trình đấu tranh với các quan điểm sai trái, trào lưu phi vô sản của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin cũng là quá trình đào sâu, làm rõ và khẳng định giá trị nhân văn, khoa học, chân chính, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, để từ đó, phát triển nó trong lòng hiện thực xã hội. Các giá trị bền vững trong tư tưởng, quan điểm và phương pháp của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã và vẫn đang là lý luận và phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới; soi tỏ nhiệm vụ giải phóng con người khỏi mọi hình thức áp bức, bóc lột, bất công. Trong quá trình đó, các thế hệ cách mạng trên toàn thế giới, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ sự nghiệp cách mạng của giai cấp và dân tộc, trong đó có cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

 


QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH, PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và của dân tộc ta. Bàn về những thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Về phần chúng tôi, chính là do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lênin, nhưng vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam ngày nay, mà chúng tôi đã chiến đấu và giành được những thắng lợi to lớn như đồng chí đã biết… chúng tôi giành được những thắng lợi đó trước hết là nhờ cái vũ khí không gì thay thế được là chủ nghĩa Mác - Lênin”[1].

Ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX, Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội xét lại Trotsky và những phần tử Trotskyist phá hoại phong trào cách mạng vô sản thế giới nói chung và phong trào cách mạng Việt Nam nói riêng. Khi thế giới xuất hiện chủ nghĩa cơ hội, xét lại chống lại chủ nghĩa Mác cũng như phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hội nghị lần thứ chín của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) tháng 12/1963 đã thảo luận và thông qua nghị quyết về “tình hình thế giới và nhiệm vụ quốc tế của Đảng”. Nghị quyết phân tích đặc điểm tình hình thế giới, nội dung và tính chất của thời đại, về chiến lược và sách lược, phương pháp đấu tranh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và nêu rõ trách nhiệm của Đảng phải bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chống chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa biệt phái trong phong trào cộng sản quốc tế. Đảng cũng đồng thời chỉ rõ một số cán bộ, đảng viên đã nhận thức và hành động trái với quan điểm của Đảng, có người được cử đi học và tìm cách ở lại nước ngoài và rời bỏ Đảng. Số đó tuy rất ít nhưng đã ảnh hưởng nghiêm trong đến uy tín của Đảng. Do đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định, đánh giá những biểu hiện tiêu cực trong nội bộ Đảng kể từ khi chúng còn manh nha để kịp thời nhắc nhở, cảnh tỉnh và điều chỉnh đội ngũ cán bộ, đảng viên; trên tinh thần đó, khẳng định sự trung thành và kiên định trong việc đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, củng cố vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.

Đến cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, chế độ chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô - thành trì của chủ nghĩa xã hội hiện thực rơi vào khủng hoảng và sụp đổ kéo theo sự tan rã của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Nhận thấy những diễn biến tiêu cực của các Đảng Cộng sản và các nước xã hội chủ nghĩa, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đảng khẳng định, tính chất của công cuộc đổi mới ở Việt Nam không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội cùng những bước đi và biện pháp thích hợp và “Chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn là nền tảng tư tưởng của Đảng ta, chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”[2]. Điều này cho thấy bản lĩnh và quyết tâm rất lớn của Đảng trong việc kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, bất chấp mọi sự chống phá của các thế lực thù địch.

Từ chỗ Đảng ta khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là “cái cốt của Đảng”, “cái gốc của Đảng” trở thành “nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng” và đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (năm 1991), Đảng bổ sung tư tưởng Hồ Chí Minh vào nền tảng tư tưởng của Đảng trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Đây là bước phát triển quan trọng trong tư duy lý luận của Đảng, kể từ đây, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chính thức giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội.

Tuy nhiên, các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn ráo riết thực hiện âm mưu và thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” hòng xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, thủ tiêu chế độ XHCN ở Việt Nam. Vì thế, trong mỗi tiến trình lãnh đạo đất nước, Đảng tiếp tục ban hành những chỉ đạo cụ thể nhằm bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch như: Nghị quyết số 01-NQ/TW ngày 28/3/1992 “Về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay”; Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 18/2/1995 “Về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay”. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII diễn ra tháng 01/1994, Đảng nhận định “Diễn biến hòa bình” là một trong bốn nguy cơ lớn đối với con đường phát triển của cách mạng Việt Nam. Đến Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Đảng vạch rõ những âm mưu thâm độc của các lực lượng thù địch khi thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, nhất là trên mặt trận văn hóa - tư tưởng, nhằm mục đích xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII), Đảng ta chỉ rõ đã có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên “nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”[3]. Lỗ hổng đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để đẩy mạnh xuyên tạc, chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng.

Đại hội XII của Đảng (01/2016), Đảng ta tiếp tục khẳng định: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ trọng yếu, có ý nghĩa sống còn trong bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ Nhân dân và chế độ XHCN. Đặc biệt, sự ra đời của Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” đưa việc lãnh đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lên một tầm nhiệm vụ trọng yếu. Nghị quyết xác định rõ: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Ðảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Và đến Đại hội lần thứ XIII của Đảng, vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được đặt lên hàng đầu trong quan điểm chỉ đạo của Đảng: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[4].

Dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã giành được độc lập, thống nhất đất nước và tiến hành công cuộc đổi mới thu được những thành tựu làm thay đổi căn bản đời sống xã hội, được nhân dân và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Song, chính những thắng lợi vẻ vang đó trong suốt hành trình hơn 93 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng cũng đồng thời là cái gai trong mắt các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, thôi thúc chúng càng điên cuồng chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng không ngừng ráo riết thực hiện các âm mưu diễn biến hòa bình nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, chuyển hóa chế độ chính trị và xóa bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

 



[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, HN, 2011, t.15, tr.589-590

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 49, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.591

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội., tr 28

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.109

PHÁT HUY VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, dưới tác động tiêu cực của tình hình thế giới đến đời sống xã hội đất nước ta như: Xung đột Nga - Ukraine, dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, chủ nghĩa dân tộc, dân túy, tự do mới, dịch bệnh… và những nảy sinh từ mặt trái của kinh tế thị trường đặt ra cho Đảng, Nhà nước ta nhiều vấn đề mới, hệ trọng cần phải giải quyết. Trong khi đó, các thế lực thù địch vẫn tăng cường liên kết với những phần tử cơ hội chính trị, không ngừng xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng. Chúng xuyên tạc giá trị, tính khoa học, cách mạng của học thuyết Mác - Lênin, nền tảng tư tưởng của Đảng về chủ nghĩa xã hội. Chúng xuyên tạc mục tiêu, lý tưởng con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Đồng thời, đưa ra các kiến nghị nhiều hình thức vào những dịp Đại hội Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp... đòi đổi mới chính trị theo hình thức đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, thực chất là đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng còn lợi dụng vào những khó khăn tồn tại, hạn chế, thiếu sót, sơ hở trong đời sống xã hội, nhất là các vấn đề y tế, giáo dục, giao thông vận tải, tài nguyên môi trường…, gây hoang mang, dao động trong quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước và chính quyền địa phương, thậm chí dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, suy thoái về tư tưởng chính trị trong chính đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Đảng cảnh báo: “Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc câu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”[1].

Vì vậy, để đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, ngoài việc xác định đúng nội dung, phương thức đấu tranh, thì cần đặc biệt quan tâm đến đối tượng tham gia vào cuộc đấu tranh này mà chủ thể đầu tiên, trước hết và cốt lõi là Đảng Cộng sản Việt Nam, mà cụ thể là các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên của Đảng.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền từ Trung ương đến cơ sở cần phải phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc và đầy đủ, kiên định và tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, nhất là các nghị quyết về xây dựng Đảng. Cấp ủy các cấp phải nêu cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý tư tưởng; chủ động nhận diện, làm rõ các luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới. Chủ động, kịp thời cung cấp các thông tin chính thống để định hướng dư luận; nâng cao khả năng “tự bảo vệ” của mỗi cán bộ, đảng viên viên và quần chúng trước những tác động và ảnh hưởng xấu từ bên ngoài, nhất là âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân ta. Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 9/2/2018, của Ban Bí thư (khóa XII) “Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới”, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Chủ động, sáng tạo thông qua nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, sáng tạo, giúp cán bộ, đảng viên và quần chúng hiểu và nắm vững hơn nữa bản chất khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; thấy rõ bản chất phản động của các thế lực thù địch, phản cách mạng. Chú trọng việc biểu dương, nêu gương các điển hình tiên tiến, các mô hình, tập thể, cá nhân tiêu biểu, có sức lan tỏa trong xã hội. Bảo đảm sự thống nhất về ý chí và hành động, sự đoàn kết trong Đảng.

Chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt hơn nữa các chính sách, pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Điển hỉnh như việc và Nhà nước đã và đang hoàn thiện nền dân chủ XHCN, thực hiện tốt quy chế, pháp lệnh dân chủ ở cơ sở; quan tâm thực hiện đúng quyền con người theo các công ước quốc tế và Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam. Quan tâm chăm lo, thực hiện tốt chính sách tôn giáo, dân tộc nhằm tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng gắn liền với đoàn kết toàn dân tộc.

Mỗi đồng chí cán bộ, đảng viên cần nhận thức đúng đắn sự suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên trước hết là do bản thân các đồng chí đó thiếu tu dưỡng, rèn luyện, lập trường tư tưởng không vững vàng trước những tác động từ bên ngoài. Chỉ khi nhận thức đầy đủ về mục tiêu, lý tưởng của mình, hiểu được chân lý “Còn Đảng là còn mình” để từng bước khắc phục, đấu tranh với những biểu hiện phai nhạt lý tưởng cách mạng, xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng, lười học tập, sợ học lý luận, lười suy nghĩ, để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.



[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.23

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2023

NHẬN DIỆN CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Đăng trên báo Quân đội nhân dân, ngày 15-5-2018, đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nêu ra vấn đề và trả lời: “Liệu chủ nghĩa dân túy có xuất hiện ở Việt Nam khi mà trên thế giới nguy cơ của nó đang hiện hữu và có xu hướng mở rộng? Câu trả lời là: Không có gì là không thể”.

Nhìn sâu vào đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam hiện nay, bước đầu có thể nhận diện các biểu hiện dân túy dưới mấy dạng cơ bản sau đây:

Một là, những người có quan điểm dân túy hay đưa ra những phát ngôn gây sốc, cùng với những hành vi và hình ảnh “mị dân” để lấy lòng dân chúng.

Trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam đã và đang xuất hiện những biểu hiện của sự phát ngôn, hành vi, hình ảnh của một số ít người mang tính dân túy. Tại một số diễn đàn, hội nghị, hội thảo, hay trong các sự kiện có đông dân chúng, có thể nhận thấy những biểu hiện dân túy thông qua các phát ngôn gây sốc của một số người có vai vế theo kiểu “nói cho sướng miệng”, không đúng đường lối, chủ trương, nguyên tắc của Đảng, bỏ qua những quy định pháp lý, thiếu tính khả thi, vượt quá hoặc không đúng thẩm quyền của cá nhân. Ngay sau đó, kiểu nói này được vài tờ báo non nớt vê chính trị, của một vài “thủ lĩnh” trên mạng xã hội, tung hô, tạo ra sự thu hút, quan tâm của dân chứng vì “lạ khẩu vị”.

Hai là, mượn danh vì dân chủ, đòi thực hiện thể chế chính trị “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền, phân lập”.

Biểu hiện này, dễ gặp ở những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị. Họ mượn danh vì dân chủ nhưng lại có những lời nói, hành động chống lại nền dân chủ của nhân dân, đòi đa nguyên, đa đảng. Thậm chí cá biệt có cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống phụ họa theo các thế lực thù địch đòi tự do dân chủ vô nguyên tắc, coi thường lãnh đạo, coi thường tô chức.

Những người dân túy, dễ thể hiện thái độ không tôn trọng nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Ba là, xuyên tạc lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, đòi từ bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Biểu hiện kiểu này, xuất hiện ở những kẻ cơ hội, bất mãn chính trị hoặc những cán bộ, đảng viên đã phai nhạt lý tưởng cách mạng, dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hô Chí Minh. Họ thường thể hiện thái độ phủ nhận lịch sử, cho những năm tháng hào hùng đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng là “thời kỳ đen tối”, “sai lầm” không thể chấp nhận. Những người này, cũng hay lấy thực tế nước Đức thống nhất, lấy đời sống người dân Hàn Quốc và Triều Tiên để minh chứng cho luận điệu vê sự sai lầm của lịch sử khi Việt Nam chọn con đường cách mạng vô sản. Từ đó, ra sức xuyên tạc lịch sử, hạ bệ lãnh tụ Hồ Chí Minh, nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa chân chính, để chấp nhận “chủ nghĩa xã hội nhân đạo, dân chủ”.

Tác hại, ảnh hưởng của chủ nghĩa dân túy đối với nền chính trị Việt Nam cũng rất nguy hiểm, khó lường nếu không sớm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn. Sinh thời, V.I. Lênin đã từng chỉ rõ: Ngay từ khi chủ nghĩa dân túy ra đời, nó đã bộc lộ bản chất phản động. Ông gọi phái “dân túy” là kẻ thù công khai của phong trào cách mạng Nga và đã đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa dân túy để bảo vệ sự trong sáng, cách mạng của chủ nghĩa Mác. Bởi vì, chủ nghĩa “dân túy” đã cản trở việc truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga. 

CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN LÀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA BẢN CHẤT GIAI CẤP CÔNG NHÂN VỚI TÍNH NHÂN VĂN VÀ TINH THẦN DÂN TỘC

Chủ nghĩa Mác - Lênin là khoa học nghiên cứu về bản chất và điều kiện giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên phạm vi toàn thế giới khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, bất công; khỏi mọi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và khỏi mọi sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp. Chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp mang bản chất quốc tế, đồng thời mang tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, vì muốn giải phóng mình trên phạm vi toàn thế giới thì "giai cấp sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu". Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, vấn đề dân tộc trở thành vấn đề dân tộc thuộc địa thì cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản ở chính quốc và cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc gắn bó hữu cơ với nhau. Từ đó, Lênin đã nêu ra Cương lĩnh dân tộc với ba nội dung: "Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hợp công nhân tất cả các dân tộc lại: đó là cương lĩnh dân tộc mà chủ nghĩa Mác, kinh nghiệm toàn thế giới và kinh nghiệm của nước Nga dạy cho công nhân". Cũng từ đó Lênin nêu ra khẩu hiệu: "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!".

Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ mang bản chất giai cốp công nhân quốc tế mà còn mang tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, là sự thống nhất giữa chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân và chủ nghĩa yêu nước. Đó là cơ sở lý luận và thực tiễn thời đại hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa giai cấp công nhân và dân tộc, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Vì vậy quan điểm cho rằng chủ nghĩa Mác -Lênin chi nói đến đấu tranh giai cấp bỏ quên lợi ích các dân tộc không phù hợp với thực tiễn Việt Nam là quan điểm sai lầm, cần phải phê phán.


TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ NIỀM TIN VÀO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Cùng với đấu tranh, phê phán những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, bảo vệ tư tưởng Hồ Chi Minh, cần phải tăng cường củng cố niềm tin vào tư tưởng Hồ Chi Minh. Đây là cội nguồn của sức mạnh tinh thần của Đảng ta, nhân dân ta, dân tộc ta cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội  chủ nghĩa. Lý luận và thực tiễn cho thấy, niềm tin nói chung, đặc biệt lề niềm tin chính trị là nhân tố quan trọng trong xây dựng sức mạnh của dân tộc ta, niềm tin đó được hình thành và củng cố trên cơ sở nhận thức và sự giác ngộ của quần chúng nhân dân đối với con đường cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vạch ra, con đường đó phù hợp với ước vọng của nhân dân ta, dân tộc ta – đó là hòa bình, độc lập, tự do, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Có niềm tin vững chắc sẽ biến thành sức mạnh chính trị, tinh thần chuyển hóa thành hành động trong thực tiễn để đạt tới mục tiêu chính trị. Niềm tin chính trị còn là cốt lõi của sức mạnh chính trị tinh thần, bảo đảm sự vững vàng, ổn định về tư tưởng của mọi thành phần, lực lượng cách mạng, cùng chung ý chí, cùng chung hành động để đạt mục tiêu cách mạng đề ra.

Ngay từ buổi đầu của cách mạng Việt Nam, với muôn vàn khó khăn, gian khổ, phải chống cả thù trong, giặc ngoài nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh, nhân dân ta vững vàng vào niềm tin thắng lợi của cách mạng, giữ vững ý chí quyết tâm tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc ta – kỷ nguyên độc lập, tự do.

Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, chúng ta phải đương đầu với hai đế quốc to nhất của thời đại. Với niềm tin sắt đá vào thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến, niềm tin vào sức mạnh của dân tộc và thời đại, Đảng Cộng sản và Hồ Chí Minh đã truyền niềm tin đó cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, thôi thúc nhân dân, tạo nên khí thế cách mạng chưa từng có làm nên chiến thắng vĩ đại, giành độc lập tự do, thống nhất Tồ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày nay trong công cuộc đổi mới - công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dưới ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành dược những thành tựu to lớn: Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên từng bước, giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên... Tuy vậy, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức cả khách quan và chủ quan, gây ra nhiều vấn đề phức tạp cho xã hội và đất nước. Đó là tình trạng phân hóa giàu nghèo, đạo đức xã hội truyền thống, thuần phong, mỹ tục của dân tộc bị xuống cấp, mai một; đặc biệt là tình trạng thoái hóa, biến chất, phai nhạt lý tưởng, tham nhũng, quan liêu, cơ hội, thực dụng... của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên làm mất niềm tin của nhân dân với Đảng được cộng hưởng them bởi các thế lực thù địch kích động, chống phá với những âm mưu, thủ đoạn hết sức thầm độc, xảo quyệt hòng làm lung lạc niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với chủ nghĩa Mác - Lênin. tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội... Đây thực sự là những thách thức lớn đối với Đảng ta, bởi có niềm tin là có sức mạnh, mất niềm tin là mất tất cả, không gì có thể bù đắp được.

Để tăng cường củng cố niềm tin vào tư tưởng Hồ Chí Minh, vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ để nắm vững, vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người trong tình hình mới.

Trước hết, Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải tự chỉnh đốn theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, nhằm xây dựng Đảng thật sự là đảng cách mạng, chân chính ngày càng trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân. Đây là vấn đề then chốt cấp bách nhất hiện nay.

Thứ hai, phải quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Đây được coi như một "quốc nạn". Nhiều năm qua Đảng ta đã chi đạo làm rất tích cực nhưng vẫn còn những hạn chế, vướng mắc ở ngay trong bộ máy công quyền của chúng ta, vì vậy phải làm rất kiên quyết, triệt để, công khai, minh bạch- không để nhũng kẻ lợi dụng quyền lực làm giàu bất chính tồn tại trong bộ máy của Đảng, Nhà nước ta, có như vậy mới có thể gây dựng được niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Thứ ba, phải làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách thiết thực, hiệu quả kết hợp với đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống... gắn với công tác kiểm tra đánh giá, phê bình, tự phê bình.

Thứ tư,  kiên quyết đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái phủ định chủ nghía Mác - Lênin. tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đàng ta của các thế lực phản động và các phần tử thoái hóa, biến chất trong Đảng, cả trên mặt trận lý luận, nghiên cứu khoa học chính trị và thực tiễn đời sống xã hội, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lốì của Đảng, đập tan mọi luận điệu chống phá của kẻ thù.


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ KẾT QUẢ CỦA SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

Trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh là một trong số ít các lãnh tụ cộng sản đã có sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Người đã tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin theo phương pháp luận mácxít, đồng thời theo lối tư duy phương Đông, cốt lấy ở cái tinh thần, cái bản chất, chứ không bị trói buộc trong cái vỏ ngôn từ. Từ lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm ra những chủ trương, chinh sách phù hợp hoàn cảnh, điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ cụ thể của cách mạng Việc Nam, không dập khuôn máy móc những lý luận đã có sẵn trong sách vở kinh điển.

Với quan điểm thực tiễn, quan điểm lịch sử và phương pháp luận biện chứng mácxít, ngay từ khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh đã thấy sự khác biệt giữa các nước tư bản ở châu Âu mà C. Mác - Ph. Ăngghe và  Lênin đã nghiên cứu so với thực tiễn Việt Nam - một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, kinh tế kém phát triển... Người đã đề xuất bổ sung về cơ sở lịch sử phương Đông, để gắn với lịch sử ở phương Đông và Việt Nam. Trong một báo cáo tình hình Việt Nam gửi Quốc tế Cộng sản. Người viết: “Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây. Dù sao cũng không thể cấm bổ sung cơ sở lịch sử của chủ nghĩa Mác, bằng đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác, ở thời mình không thể có được".

 Quá trình bôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh đã tự học tập để hoàn thiện cho mình vốn văn hóa, vốn chinh trị và vốn hoạt động trong thực tiễn đấu tranh phong phú, tạo thành một bản lĩnh trí tuệ vững vàng, bản lĩnh đó đã nâng cao khả năng độc lập, tự chủ và sáng tạo  của Người khi tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin để vận dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện, lịch sử Việt Nam. Hồ Chí Minh là người đi tiên phong trong chống chủ nghĩa thực dân, Người đưa ra luận điểm rất quan trọng về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa không hoàn toàn phụ thuộc vào cuộc cách mạng ở "chính quốc", nhân dân thuộc địa có thể đứng lên, tự giải phóng mình.

Hồ Chí Minh có quan điểm sáng tạo trong giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa quôc tế. Người chỉ rõ, chủ nghĩa dân tộc là động lực của đất nước; chính từ đây Đảng ta đã đúc kết thành lý luận tạo sức mạnh tổng hợp bằng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Nhờ giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định phải tự giải phóng dân tộc đến giải phóng giai cấp, dân tộc không được giải phóng thì giai cấp cũng không được giải phóng. Đồng thời, đưa ra vấn đề liên minh công-nông-trí, dưới sự lãnh đạo của Đảng và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc tạo nên sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam.

Hồ Chí Minh cũng có nhứng phát triển sáng tạo về xây dựng Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, đó là quy luật hình thành Đảng bằng kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, Đảng vừa đại diện cho lợi ích giai cấp, vừa đại diện cho lợi ích của dân tộc. Đây là sự sáng tạo về xây dựng đảng kiểu mới ở một nước thuộc địa.

Đặc biệt, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là sự kế thừa, phát triển học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với truyền thống chống xâm lược của dân tộc, lên trình độ cao về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và tiến hành chiến tranh nhân dân, đánh thắng những tên đế quốc to nhất, hùng mạnh nhất của thời đại ngày nay.

Hồ Chí Minh còn có sự phát triển sáng tạo về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân và các lĩnh vực khác như: kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, xây dựng các thế hệ cách mạng cho đời sau…hết sức phong phú sâu sắc. Sự kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin là một thực tế khách quan, đã được lịch sử kiểm nghiệm bằng cả lý luận khoa học và thực tiễn sinh động, đưa nước ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, thành nhà nước dân chủ nhân đầu tiên ở Đông Nam Á, đánh thắng hai đế quốc to nhất của thời đại và đang vững bước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa vì tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh đã đến chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành một người cộng sản, một lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng của Người là những hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt Nam, có giá trị vĩnh hằng cho hôm nay và các thế hệ mai sau. Mọi sự xuyên tạc, lừa bịp của các thế lực thù  địch và bọn phản dộng, cơ hội, tay sai về tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác-Lênin đều không có giá trị.


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH – MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG THỐNG NHẤT VỚI CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

Năm 1920, chín năm sau khi rời Việt Nam ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã dày công nghiên cứu một số cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu - những cuộc cách mạng đã đưa một số nước từ chế độ phong kiến lạc hậu trở thành những nước tư bản hùng mạnh, với một xã hội được coi là có dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, như các nước: Pháp, Anh, Mỹ... Tuy vậy đằng sau sự "hào nhoáng" về dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái là sự lừa bịp, phản bội lợi ích của nhân dân lao động, chế độ người bóc lột người ngày càng phát triển với trình độ cao hơn trước... Trong hoàn cành dó, tháng 7-1920, Hồ Chí Minh đã đọc trên báo Nhân đạo của Pháp bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộcvấn đề thuộc địa của Lênin. Sơ thảo luận cương nói về giải phóng dân tộc, một vấn đề mà Hồ Chí Minh đã ấp ủ tìm kiếm. Ngồi một mình trong phòng, Người đã reo lên như đang nói trước đồng bào: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta"1. Người đã tìm ra "cẩm nang" để cứu nước, giải phóng dân tộc. Cũng từ dây, Người đã đến với chù nghĩa Mác - Lênin, được coi là bước ngoặt quyết định trong nhận thức của Người về con đường cứu nước và giải phóng dân tộc. Người viết: "Muốn cứu nưóc và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Sống trong thời kỳ lịch sử thế giới đang có nhiều chuyển biến sâu sắc mà cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, đất nước ta vẫn phải sống dưới ách đô hộ của đế quốc, phong kiến. Nhiều nhà yêu nước trong thời kỷ đó cùng muốn tìm đường cứu nước và đưa ra những tư tưởng canh tân mới. Tuy vậy họ đều bị hạn chế trong tư tuởng, nhận thức về con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Nhìn ra nước ngoài, cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911, với chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên củng không đủ sức thu hút với Nguyền Ái Quốc. Người tiếp tục khẳng định: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất. cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”[1]. Sau này Người còn chỉ rõ: Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không chỉ là cái “cầm nang" thần kỳ, không những là kim chi nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đi lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản..

Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh tìm thấy trong chủ nghĩa Mác - Lênin phương thức đấu tranh của các dân tộc bị áp bức chống áp bức, bóc lột để tự giải phóng cho dân tộc mình. Người thấy được sự gắn bó khăng khít giữa sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản với sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa, bị áp bức. Từ Lênin, Người tiếp tục nghiên cứu sâu về Mác và Ăngghen để hoàn thiện lý luận về giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân, phong kiến, đem lại độc lập, tự do, cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân tộc mình.

Toàn bộ lịch sủ tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất, quan hệ biện chứng với chủ nghĩa Mác - Lênin về những vấn đề của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đó là: Xây dựng Đảng, đội tiên phong của giai cấp và dân tộc để lãnh đạo công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của quần chúng nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chù của nhân dân và xây dựng Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc và xây dựng nền quốc phòng toàn dân; về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; Chúng la bắt gặp chủ nghĩn Mác - Lênin trong tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh trong chủ nghĩa Mác - Lênin, được quyện chặt không tách rời. Suốt cả cuộc đời, Hồ Chí Minh luôn trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác - Lênin để giành dộc lập, tự do cho đất nước và mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Chưa ai có thể tìm được sự đối lập, khác biệt giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin. Mọi luận điệu tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin cũng chứng tỏ bọn phản động rất sợ hãi trước sức mạnh vô địch của chủ nghía Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.



[1] Hổ Chí Minh: Toán tập, Sdd, t.2, tr.289.