Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2023

SỬ DỤNG WEB LỪA ĐẢO, CHIẾM ĐOẠT HÀNG TỶ ĐỒNG CỦA NGƯỜI MUA VÉ MÁY BAY

Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, đơn vị đã bắt giữ 6 đối tượng sử dụng web và tạo fanpage để bán vé máy bay cho hàng trăm người, chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Trước đó, Cơ quan chức năng đã tiến hành xác minh đơn tố giác tội phạm của chị Đ.T.D (sinh năm 1985, trú phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang) về việc: Ngày 23/2/2023, khi đặt vé máy bay trên mạng xã hội Facebook, chị bị các đối tượng sử dụng công nghệ cao lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 10, 875 triệu đồng.

Ngày 28/3, Công an thành phố Bắc Giang phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Bắc Giang) điều tra, làm rõ và bắt giữ 6 đối tượng cùng ở tỉnh Bình Dương gồm: Vi Đức Quang (sinh năm 1998, trú ấp Bưng Thuốc, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng), Vi Thị Thùy Linh (sinh năm 2000, trú ấp Bưng Thuốc, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, là vợ Quang), Nguyễn Thị Mỹ Trang (sinh năm 1994, trú tổ 12, khu phố 1, phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát), Vi Thị Thu Huyền (sinh năm 2001, trú số 199/23 đường Nguyễn Đức Thuận, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu 1, là em ruột Linh); Lê Thị Thu Hiền (sinh năm 2001, trú số 99 đường S1, tổ 9, khu phố 3, phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát); Vi Thị Thu Huyền (sinh năm 2003, trú ấp Bưng Thuốc, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng).

Qua điều tra ban đầu, các đối tượng sử dụng website https://airbamboobooking.com và tạo 7 fanpage gồm: "Phòng vé máy bay chính hãng", "Đại lý vé máy bay toàn quốc", "ViVa Boooking - Vé Máy Bay Siêu Rẻ", "Săn Vé Máy Bay Nội Địa Giá Rẻ", "Vé Máy Bay Nội Địa & Quốc Tế Chính Hãng", "Đại Lý Vé Máy Bay Toàn Quốc" và "Đại lý vé máy bay nội địa" rồi chạy quảng cáo trên mạng xã hội facebook để lừa đảo, chiếm đoạt tài của khách hàng có nhu cầu đặt vé máy bay. Tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở của Vi Đức Quang, Công an thành phố phát hiện, tạm giữ những đồ vật liên quan đến hành vi phạm tội bao gồm: một bộ máy tính để bàn, 4 điện thoại di động, một xe ô tô nhãn hiệu Mazda CX5, một xe mô tô Honda SH và một số đồ vật liên quan.

Điều tra mở rộng, Cơ quan chức năng xác định, với phương thức thủ đoạn như trên, từ tháng 12/2022, các đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khoảng 200 khách đặt mua vé máy bay với số tiền trên 1 tỷ đồng. Công an thành phố Bắc Giang đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.

  

PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG CỦA VIỆT NAM

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam nam 2019, đã thể hiện rõ bản chất hòa bình và tự vệ; trong đó thể hiện rõ mục tiêu: tạo lập, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã luôn tìm mọi cách để xuyên tạc, phủ nhận một cách vô căn cứ. Vì vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá chính sách quốc phòng Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng hiện nay.

Những năm qua, cùng với quan điểm, đường lối quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc được thể hiện nhất quán trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Việt Nam đã công bố Sách trắng Quốc phòng, trong đó nêu rõ chủ trương “Bốn không”, thể hiện rõ sự công khai, minh bạch tính chất của nền quốc phòng Việt Nam là hòa bình và tự vệ; phương châm nhất quán là kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; tích cực, chủ động ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chủ động bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung; tăng cường sự hiểu biết và xây dựng lòng tin của các quốc gia khác với Việt Nam.

Tuy nhiên, bất chấp sự thật, các thế lực thù địch đã không từ thủ đoạn nào để công kích, xuyên tạc chính sách quốc phòng Việt Nam. Họ cho rằng, chính sách quốc phòng nói chung, chủ trương “bốn không” của Đảng, Nhà nước ta nói riêng đã lỗi thời, lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình thực tiễn; “không liên minh quân sự”, “không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” là Việt Nam “tự trói tay, chân mình”, “tự cô lập mình”, đi ngược lại xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, tước đi cơ hội hợp tác với các nước lớn để tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực Biển Đông, các thế lực thù địch cho rằng, với chính sách quốc phòng hiện nay thì Việt Nam không thể giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Do đó, chỉ có liên minh quân sự với các cường quốc thì Việt Nam mới giữ được chủ quyền, bảo vệ được lợi ích quốc gia - dân tộc, v.v.

Cần khẳng định rõ, những luận điệu trên hoàn toàn vô căn cứ, xuyên tạc trắng trợn chính sách quốc phòng của Việt Nam. Bởi, quan điểm nhất quán xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta là: “Bảo vệ Tổ quốc bằng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. Trong đó, sức mạnh bên trong của đất nước, của chế độ chính trị, nền kinh tế và tiềm lực quốc gia là nhân tố quyết định”. Điều 4, Luật Quốc phòng năm 2018 xác định: “Thực hiện đối ngoại quốc phòng phù hợp với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chống chiến tranh dưới mọi hình thức; chủ động và tích cực hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đối thoại quốc phòng, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 nêu rõ: Việt Nam không chấp nhận quan hệ hợp tác quốc phòng dưới bất kỳ điều kiện áp đặt hoặc sức ép nào.

Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng đa phương nhằm góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: Nỗ lực phấn đấu để ngăn ngừa xung đột, chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc”.

Trên thực tế, Việt Nam luôn nỗ lực thực thi đúng chính sách quốc phòng đã đề ra, tích cực thực hiện cam kết trở thành quốc gia thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác quốc phòng với hơn 100 nước trên thế giới, trong đó có 05 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tất cả các nước lớn trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, Quân đội nhân dân Việt Nam đã cử hơn 510 lượt cán bộ, nhân viên với 04 lượt bệnh viện dã chiến và Đội Công binh số 1 đến thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, khu vực Abyei và Trụ sở Liên hợp quốc, được Liên hợp quốc cùng cộng đồng quốc tế đánh giá cao, tạo uy tín, vị thế, đưa Việt Nam hai lần  trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ (2008 – 2009) và 2020 – 2021 với số phiếu bầu rất cao (192/193 phiếu tán thành). Đây là minh chứng thể hiện rõ mong muốn, thiện chí của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam trong thực thi chính sách quốc phòng mà không một thế lực nào có thể xuyên tạc, phủ nhận


TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIAI ĐOẠN MỚI.

 

Ngày 30/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15, ngày 10/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 (Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI).

Sau khi nghe đại diện lãnh đạo Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án trình bày nội dung Tờ trình, Bộ Chính trị thảo luận và cho rằng, hơn 35 năm đổi mới, nhất là trong 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI, đổi mới và phát triển chính sách xã hội là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nước ta với tinh thần tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Việc triển khai có hiệu quả các chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân đã góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ; đồng thời mang lại những thành tựu to lớn trong tiến bộ, công bằng xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng,...

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế, như: chính sách xã hội còn thiếu tính bao trùm, thiếu liên kết giữa các chính sách trong tổ chức thực hiện, tỷ lệ bao phủ thấp. Chênh lệch mức sống giữa vùng miền, nhóm đối tượng còn lớn, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, chuẩn nghèo và chuẩn trợ cấp còn thấp. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, bảo hiểm xã hội còn thấp và chưa thật sự hấp dẫn người lao động. Chất lượng dịch vụ y tế cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu; hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội phát triển chậm; đầu tư chính sách xã hội còn có mặt chưa hiệu quả...

Bộ Chính trị khẳng định, việc tiếp tục đổi mới, phát huy hiệu quả chính sách xã hội là nhiệm vụ chiến lược, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho nhân dân và tạo điều kiện để nhân dân tham gia và thụ hưởng ngày một tốt hơn thành quả của phát triển. Việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội phải đặt trong tổng thể quản lý phát triển xã hội bền vững; giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội, bảo đảm tính bền vững trong các chính sách xã hội nhất là phúc lợi xã hội, an ninh xã hội, an ninh con người.

Đầu tư cho thực hiện các mục tiêu chính sách xã hội phải phù hợp khả năng nền kinh tế và yêu cầu hiện thực hóa các mục tiêu chính sách xã hội, trong đó nguồn lực nhà nước đóng vai trò chủ đạo cùng các nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp, xã hội và đóng góp của người dân; kết hợp nội lực với ngoại lực thông qua hợp tác quốc tế. Xây dựng và hoàn thiện chính sách xã hội phải toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững, lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, mục tiêu, động lực, nguồn lực để phát triển.

Việc thực hiện chính sách xã hội phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả của Nhà nước, sự giám sát thường xuyên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội, sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp. Khơi dậy khát vọng phát triển, phát huy truyền thống tương thân, tương ái; tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường của nhân dân trong giải quyết các vấn đề xã hội. Bộ Chính trị giao cho Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị và các cơ quan liên quan để hoàn thiện Đề án báo cáo Bộ Chính trị trình Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII.

 

 

 

 

 

 

THÚC ĐẨY HỢP TÁC THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC BỀN VỮNG, CÂN BẰNG

Đồng thời với việc cùng xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Việt Nam và Trung Quốc duy trì thường xuyên các cơ chế hợp tác kinh tế thương mại song phương, đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại song phương phát triển ngày càng ổn định theo hướng bền vững, cân bằng.

Trung Đối tác thương mại lớn nhất, Trong các buổi tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam (Trung Quốc) Vương Ninh đang ở thăm nước ta ngày 28-3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sự phát triển tích cực trên nhiều mặt trong quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua, trong đó có những kết quả đáng khích lệ về giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa các địa phương biên giới của Việt Nam với tỉnh Vân Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn tỉnh Vân Nam và các địa phương biên giới Việt Nam là tiên phong trong thực hiện nhận thức chung giữa Lãnh đạo cấp cao, tiếp tục quán triệt về tình hữu nghị và tầm quan trọng của quan hệ Việt - Trung, cụ thể hóa Tuyên bố chung đạt được trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30-10 đến ngày 1-11-2022, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước. Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam khẳng định, tỉnh Vân Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương Việt Nam quán triệt, thực hiện tốt nhận thức chung và thỏa thuận quan trọng giữa hai Tổng Bí thư của hai Đảng, cũng như những nhận thức chung đạt được tại Hội nghị giữa Bí thư các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam và tỉnh Vân Nam; tăng cường giao lưu hữu nghị giữa các cấp, các ngành; đẩy mạnh hợp tác thực chất, cùng có lợi giữa hai bên, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, nông nghiệp, du lịch; cùng nhau phối hợp quản lý tốt đường biên giới giữa hai nước.

Cùng ngày 28-3, trong cuộc điện đàm đầu tiên với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương kể từ khi ông nhậm chức hồi cuối tháng 12-2022, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, coi đây là ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên có biện pháp thiết thực thúc đẩy hợp tác thương mại theo hướng cân bằng, bền vững, nỗ lực giải quyết vướng mắc, tồn tại trong một số dự án, thúc đẩy kết nối vận tải, sớm khôi phục hợp tác hiệu quả, bền vững trong lĩnh vực du lịch.

Chuyến thăm của Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam và cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc cho thấy quan hệ hai Đảng, hai nước duy trì đà phát triển tốt đẹp và có nhiều tiến triển thực chất, trong đó hợp tác kinh tế - thương mại là một trong những trọng tâm. Từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và đến nay, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 7 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5, cũng là thị trường nhập khẩu lớn thứ 9 của Trung Quốc trên thế giới.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc dù chịu tác động bởi đại dịch Covid-19 vẫn đạt 175,57 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 57,7 tỷ USD, còn nhập khẩu 117,87 tỷ USD. Trong quan hệ thương mại, tính bổ sung lẫn nhau trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước vẫn rất lớn. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các sản phẩm nông sản nhiệt đới, thủy sản, dệt may, điện thoại, máy tính, sản phẩm điện tử, đồng thời nhập khẩu từ Trung Quốc các mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất, nông sản ôn đới... Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với một số mặt hàng nông sản của Việt Nam.

Hướng tới cân bằng cán cân thương mại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam từ gần 20 năm nay nhưng hợp tác trong lĩnh vực này giữa hai nước chưa thực sự bền vững, nhất là Việt Nam là bên nhập siêu quá lớn, gấp tới hơn 2 lần trong năm 2022 vừa qua. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc về nông sản, thủy sản… có khi chưa thông suốt, thuận lợi. Thực trạng trao đổi thương mại trên đây đã được Việt Nam và Trung Quốc nhìn nhận, trao đổi nhiều biện pháp tháo gỡ để hợp tác trong lĩnh vực phát triển cân bằng, bền vững.

Trong Thông cáo chung đưa ra trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30-10 đến ngày 1-11-2022 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam và Trung Quốc nhất trí áp dụng các biện pháp thiết thực nhằm giảm bớt vấn đề mất cân bằng thương mại giữa hai nước, thúc đẩy xuất nhập khẩu nhiều hơn nữa các sản phẩm nông sản, thực phẩm chất lượng cao của cả hai nước. Phía Trung Quốc sẽ tích cực thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trường cho khoai lang, các loại hoa quả có múi, tổ yến và một số nông thủy sản của Việt Nam. Phía Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trường cho sữa của Trung Quốc.

Tại cuộc điện đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hồi tháng 9-2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề nghị hai bên tích cực phối hợp để đưa kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng ổn định, cân bằng. Người đứng đầu Chính phủ nước ta đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi về thông quan, mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nhất là đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường cho nông sản của Việt Nam; khôi phục toàn diện hoạt động tại các cặp cửa khẩu biên giới và nâng cao năng lực thông quan; phối hợp triển khai, tận dụng tốt cơ hội đến từ các hiệp định thương mại tự do đa phương.

Trao đổi giữa Bộ Thương mại hai nước thời gian qua, phía Việt Nam đã đưa ra một số đề xuất nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn và khôi phục thông quan tại các cửa khẩu biên giới; tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải đường sắt giữa hai nước và hoạt động quá cảnh Trung Quốc đi nước thứ ba; tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường Trung Quốc đối với nông sản, thủy sản Việt Nam. Việt Nam đề nghị Trung Quốc hỗ trợ, tạo thuận lợi cho hoạt động xúc tiến thương mại và tăng cường hợp tác về quản lý thị trường.

Trung Quốc coi trọng các đề xuất của Việt Nam, hiện đang phối hợp với cơ quan liên quan Việt Nam hoàn tất đàm phán Nghị định thư mở cửa thị trường Trung Quốc đối với một số mặt hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian tới; mong muốn mở rộng nhập khẩu các loại nông sản chất lượng cao từ Việt Nam. Phía Trung Quốc một lần nữa nhấn mạnh, sẵn sàng phối hợp bảo đảm duy trì thông suốt, tránh gián đoạn và nâng cao hiệu suất thông quan tại các cửa khẩu biên giới với phía Việt Nam.

Nhằm hướng tới cân bằng cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, tại buổi tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Vương Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên mở rộng hợp tác cùng có lợi với trọng tâm là tạo bước chuyển lớn về hợp tác kinh tế - thương mại, kết nối giao thông đường bộ, đường sắt, du lịch và giáo dục. Theo đó, Thủ tướng mong muốn tỉnh Vân Nam phối hợp duy trì ổn định, nâng cao hiệu suất thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới hai nước, nhập khẩu nhiều hơn nữa nông, thủy sản chất lượng cao của Việt Nam, tạo điều kiện và dành ưu đãi cho các doanh nghiệp Việt Nam dự các hội chợ quốc tế tại Vân Nam.

Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam khẳng định, tỉnh Vân Nam mong muốn cùng các địa phương Việt Nam thực hiện tốt nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, duy trì trao đổi các cấp; tăng cường trao đổi về các dự án kết nối cơ sở hạ tầng; thúc đẩy hợp tác kinh tế, sẵn sàng mở rộng quy mô thương mại, trong đó tăng cường nhập khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Vân Nam và qua Vân Nam đến với các tỉnh thành lân cận… góp phần củng cố và đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam đi vào chiều sâu đem lại lợi ích thiết thực cho các địa phương và nhân dân hai nước.


PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM “Ở VIỆT NAM KHÔNG CÓ NHÂN QUYỀN”

Trong thời gian vừa qua, các thế lực thù địch trong và ngoài nước tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong đó, tự do ngôn luận, tự do báo chí đang là một mục tiêu xuyên tạc, bôi nhọ. Mới đây, trên trang “Rfavietnam”, Đài RFA đăng bài “Nhiều tổ chức XHDS kêu gọi Quốc hội Châu Âu gây sức ép mạnh hơn lên Việt Nam về vấn đề nhân quyền” và cho rằng: “Nhà nước độc đảng ở Việt Nam đã vi phạm các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và quyền người lao động”. Nội dung của bài viết là những luận điệu sai trái, thiếu thiện chí, cố tình đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí để vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền hòng hạ thấp uy tín nước ta trên trường quốc tế.

Như chúng ta đã biết, tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Với quan điểm đề cao vai trò của báo chí là diễn đàn của nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, để nhân dân trình bày những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình. Thông qua đó báo chí thực hiện chức năng phản biện xã hội, đề xuất những ý kiến tâm huyết đối với Đảng, Nhà nước, định hướng dư luận trong quá trình xây dựng, thực thi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

Thực hiện quan điểm đó, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin đã được Hiến pháp (năm 2013), Luật Báo chí (năm 2016), Luật Tiếp cận thông tin (năm 2016), Luật An ninh mạng năm 2018 quy định trách nhiệm của Nhà nước: tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận; bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ sáu trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á. Pháp luật Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới chỉ cấm báo chí tuyên truyền kích động bạo lực, tuyên truyền cho chiến tranh, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc và bài kích chống đối chế độ. Đó là minh chứng sinh động cho việc bảo đảm quyền tự do báo chí ở Việt Nam, phản bác luận điệu vu cáo cho rằng “Tự do báo chí ở Việt Nam ngày càng suy giảm”.

Thực tế cho thấy, ở Việt Nam quyền tự do ngôn luận, bảo đảm nguyên tắc báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được pháp luật bảo hộ; nghiêm cấm mọi hành vi lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo trình tự, thủ tục luật định, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, cũng không bỏ lọt tội phạm. Bên cạnh việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, Nhà nước Việt Nam đã tập trung xử lý các đối tượng lợi dụng phương tiện này để phục vụ cho mưu đồ chống phá, vi phạm quyền và lợi ích của Nhà nước và công dân theo pháp luật Việt Nam, điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Thực tế đó là minh chứng vạch trần sự phiến diện, xuyên tạc về “Việt Nam gia tăng đàn áp quyền tự do ngôn luận” và “Tự do báo chí ở Việt Nam ngày càng suy giảm”.

Tự do ngôn luận, tự do báo chí đối với các chế độ xã hội và nhà nước là một điều kiện bảo đảm quyền con người. Hơn thế nữa còn là một điều kiện quan trọng để phát triển xã hội trên các mặt, từ tư tưởng, chính trị đến kinh tế, xã hội và văn hóa. Tự do ngôn luận, tự do báo chí của người dân Việt Nam đã được hiến định bảo đảm bằng một hệ thống pháp luật minh bạch. Vì vậy, mọi người cần tỉnh táo, đề cao cảnh giác, đấu tranh phản bác mọi luận điệu xuyên tạc về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam.


CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN CẦN ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI THẾ NÀO TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Ngày 30/3, tại Cục Lễ tân (Bộ Ngoại giao), Chi bộ Cục Lễ tân Nhà nước và Báo Thế giới và Việt Nam đã tổ chức buổi sinh hoạt liên chi bộ về chủ đề “Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên về ứng xử trên mạng xã hội trong tình hình mới”.

Buổi sinh hoạt chuyên đề lần này đã khẳng định sự quan tâm, coi trọng của hai chi bộ đối với việc duy trì và đề cao ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động sinh hoạt chuyên đề. Tại buổi sinh hoạt, đồng chí Phạm Thu Hằng, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Thông tin Báo chí làm báo cáo viên đã nêu rõ một số yêu cầu chung trong tình hình mới hiện nay. Trong đó, cán bộ, đảng viên cần chấp hành nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước khi sử dụng Internet, mạng xã hội cần bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; khai báo thông tin chính danh khi thiết lập và sử dụng các trang thông tin điện tử cá nhân; chủ động sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân để tuyên truyền, lan tỏa thông tin tích cực, đấu tranh phản bác thông tin sai trái. Đồng thời, cần chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung thông tin lưu trữ, thông tin, cung cấp hoặc phát tán trên trang của mình. Đặc biệt, không cho mượn, cho thuê, bán, thế chấp trang thông tin điện tử cá nhân của mình; không mượn, thuê, mua nhận thế chấp trang thông tin cá nhân.

Đồng chí Phạm Thu Hằng cũng nêu một số nội dung chính của quy định sử dụng mạng xã hội đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Ngày 28/2/2023, Bộ trưởng Ngoại giao đã ký Quyết định số 396/QĐ-BNG ban hành Quy định về việc sử dụng mạng xã hội đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Việc ban hành Quy định nhằm khuyến khích và bảo đảm việc sử dụng mạng xã hội một cách tích cực, lành mạnh, theo đúng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy chế, quy định của Bộ Ngoại giao; xây dựng chuẩn mực về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, nâng cao ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử; căn cứ để xử lý các vi phạm chuẩn mực, nguyên tắc trong quá trình sử dụng mạng xã hội trong Bộ Ngoại giao.

Đồng chí Phạm Thu Hằng cũng nêu rõ những điều được và không được làm khi ứng xử trên mạng xã hội trong tình hình mới hiện nay. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị đối với cán bộ, đảng viên khi ứng xử trên mạng xã hội. Trong hai tiếng thảo luận, trao đổi sôi nổi của buổi sinh hoạt chuyên đề, các đảng viên tham dự đã đặt nhiều câu hỏi cho báo cáo viên để làm rõ hơn về quy định, cách ứng xử trên mạng xã hội. Các đảng viên đều đánh giá buổi sinh hoạt liên chi bộ lần này có ý nghĩa thiết thực, bổ ích.

 

 


NHỮNG ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CÓ UY TÍN HAY CHÍNH DANH LẠI NHẬN XÉT VỀ TÍNH CHÍNH DANH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Được nhân dân tin tưởng, ủy thác, công nhận là Đảng duy nhất có vai trò lãnh đạo đất nước, đó là một vinh dự lớn lao của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thế nhưng vinh dự luôn đi kèm với trách nhiệm. Trước đây, Đảng đã hoàn thành xuất sắc trách nhiệm của mình là lãnh đạo thành công công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Còn ngày nay, trách nhiệm của Đảng là lãnh đạo xây dựng, phát triển đất nước, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đó cũng là ý nguyện, mong muốn của từng người dân Việt Nam. Nên chẳng thể nói như các đối tượng thù địch rằng, chế độ một đảng cản trở sự phát triển đất nước

Còn với ý kiến phải đa đảng mới dân chủ, mới phát triển thì sao? Ở một số ít quốc gia có trình độ phát triển cao dưới chế độ đa đảng thì trong cả quá trình lịch sử cũng chỉ có từ 1 đến 2 đảng là nắm quyền, các đảng khác thường không có tiếng nói. Còn ở nhiều quốc gia khác, nhất là các quốc gia sau các cuộc cách mạng để chuyển thành chế độ đa nguyên, đa đảng thì tình hình chính trị trở nên rất rối ren, đất nước khó phát triển.

Vậy thì Việt Nam, dưới chế độ nhất nguyên chính trị, một đảng cầm quyền thì sao? Với bối cảnh sau hai cuộc chiến tranh, có một nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển, phụ thuộc vào viện trợ, lại trong hoàn cảnh bị bao vây, cấm vận của nước ngoài, Đảng ta đã gặp muôn vàn khó khăn khi phải đưa đất nước phục hồi từ một xuất phát điểm thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác.Thế nhưng sau gần 40 năm đổi mới, dù còn có những hạn chế, nhưng nhìn một cách tổng thể, những thành tựu đạt được là khá toàn diện và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Chính trị ổn định, kinh tế phát triển, bộ mặt đất nước thay đổi, cuộc sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt. Vì vậy, với nhận định một đảng làm cản trở sự phát triển là luận điệu sai trái, xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cần phải đấu tranh lên án, vạch trần âm mưu đen tối, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch.