Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2022

ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG HIỆN NAY

Dự báo trong thời gian tới, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự phát triển bùng nổ của Internet, mạng xã hội toàn cầu và những vấn đề nảy sinh từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, các thế lực thù địch, phản động ngày càng có những chiêu thức, thủ đoạn mới tinh vi hơn để chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới của đất nước.

Do đó, trên lĩnh vực đối ngoại, thông qua hoạt động “ngoại giao thân thiện”, tăng cường giao lưu, trao đổi, đối thoại với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, nhất là về dân chủ, dân tộc, tôn giáo, từ đó lợi dụng quảng bá hình ảnh, giá trị tư bản chủ nghĩa; chủ động tiếp cận, móc nối, hỗ trợ, mua chuộc, lôi kéo các đối tượng, nhất là những phần tử có tư tưởng bất mãn, thù địch, cơ hội, thoái hóa, biến chất, hữu khuynh, cực đoan, tạo dựng lực lượng “nòng cốt” cho “chuyển hóa” và “tự chuyển hóa” tư tưởng ngay từ bên trong. Trong hợp tác, giao lưu về giáo dục, đào tạo, các thế lực thù địch truyền bá các quan điểm, giá trị dân chủ tư sản, làm cho thế hệ trẻ có tư tưởng sùng ngoại, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, chỉ coi trọng giá trị vật chất, bàng quan về chính trị... tạo mầm mống thúc đẩy dân chủ, nhân quyền tư sản, tiến tới xóa bỏ nền dân chủ và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chống phá đường lối đối ngoại trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về công tác ngoại giao của Đảng

Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò quản lý, điều hành của chính quyền, vai trò tham mưu của cơ quan các cấp đối với công tác đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, thù địch. 

Thứ ba, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, tăng cường “sức đề kháng” cho cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân.

Thứ tư, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng, đa dạng hóa các hình thức đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch./.

NHẬN DIỆN NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

Từ nhiều năm nay, lợi dụng những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, nhất là quan hệ của Việt Nam với một số nước lớn và vấn đề chủ quyền biển, đảo của nước ta ở Biển Đông, trên các phương tiện thông tin, nhất là mạng xã hội, các thế lực thù địch và các phần tử chống đối, cơ hội đã tung nhiều thông tin sai lệch, ra sức công kích, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước ta.

Những luận điệu bóp méo, xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước ta có thể kể đến như sau:

Một là, các thế lực thù địch, phản động thường dùng thủ đoạn xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước Việt Nam là đã “lạc hậu, lỗi thời”, “không còn phù hợp”, nhất là trong tình hình hiện nay. Không ít cá nhân, nhóm cá nhân tự xưng là “người yêu nước”, “tâm huyết” với “vận mệnh quốc gia dân tộc” đã viết bài phát tán trên mạng xã hội với những giọng điệu xuyên tạc. Họ lập luận rằng, thế giới hiện nay đang là thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, các quốc gia, dân tộc có mối quan hệ ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau. Vì thế theo họ, nếu vẫn theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ là “bảo thủ”, “tự mình cô lập mình”, là “tự tách ra khỏi dòng chảy” của thế giới bên ngoài, chính sách đối ngoại đó đã thực sự “lạc hậu, lỗi thời”, “không còn phù hợp”, và đã trở thành “lực cản” đối với sự phát triển đất nước. Họ cho rằng, Đảng, Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng “bốn không” (không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế) là “tự trói tay mình”, là chính sách “không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi”, nếu không thì không thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền của đất nước.

Hai là, bóp méo sự thật, xuyên tạc rằng, Đảng và Nhà nước Việt Nam trên thực tế đã từ bỏ chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và đang ngấm ngầm “theo chân” nước này để chống nước kia. Họ xuyên tạc chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, cân bằng quan hệ với các nước lớn của Việt Nam, cho rằng đó là “đường lối trung dung”, là “đi dây” trong quan hệ với các nước lớn, như thế là “tự cô lập” mình, “tước đi cơ hội hợp tác với các nước lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Lợi dụng một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian qua, nhất là khi Việt Nam đẩy mạnh quan hệ với Mỹ và Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên được tổ chức tại Hà Nội (tháng 2-2019), một số thế lực cố tình xuyên tạc Việt Nam “đang ngấm ngầm “theo chân” nước này chống nước kia”, Việt Nam đã “nghiêng về bên này để chống bên kia”, đã “từ bỏ” chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của mình.

Ba là, xuyên tạc mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước, nhất là mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ và với Trung Quốc. Các thế lực thù địch và một số phần tử cơ hội trắng trợn xuyên tạc rằng, Việt Nam đang phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, Việt Nam đang điều chỉnh quan hệ đối ngoại nhằm “tìm kiếm đối tác chiến lược”, ”thiết lập liên minh mới” để đối phó với nước đang gây áp lực bất lợi cho mình. Họ “kiến nghị” Đảng và Nhà nước Việt Nam phải từ bỏ chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ; rằng muốn bảo vệ được độc lập, chủ quyền thì phải dựa vào một cường quốc, “chỉ có liên minh quân sự với một cường quốc thì Việt Nam mới giữ được chủ quyền biển, đảo”.

Trong thực tiễn, các thế lực thù địch dùng nhiều ngón đòn và các chiêu trò khác nhau, với những giọng điệu khác nhau, khi thì đứng hẳn về phía đối lập ra sức xuyên tạc chống phá, khi thì như “người trong cuộc” thể hiện “thiện chí”, “tâm huyết” đối với sự nghiệp cách mạng và chính sách đối ngoại của Việt Nam. Song, những luận điệu và sự “tâm huyết” này đều thể hiện một thái độ và cái nhìn thiếu thiện chí, méo mó, sai lệch và thù địch đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta và tình hình thực tiễn của Việt Nam.

Nội dung và chiêu thức xuyên tạc của các thế lực thù địch trong nhiều trường hợp tưởng như mâu thuẫn nhau, nhưng thực chất là đều nhằm xuyên tạc, chống phá đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước ta, chống phá cách mạng Việt Nam. Sự chống phá đó đặc biệt nguy hiểm, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đang đẩy mạnh quan hệ với các nước trên thế giới, hội nhập ngày càng chủ động, tích cực và sâu rộng vào đời sống chính trị quốc tế. Dù chưa thể làm chệch hướng, vô hiệu hóa đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam, chưa thể hạ thấp vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế, nhưng những luận điệu này cũng có thể khiến một bộ phận cán bộ và nhân dân ta hoang mang, dao động, từ đó suy giảm niềm tin vào đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, gây khó khăn cho Việt Nam trong các hoạt động đối ngoại và xử lý các mối quan hệ quốc tế.

QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG ĐẠI HỘI XIII VỀ TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ MẬT THIẾT GIỮA ĐẢNG VỚI NHÂN DÂN, DỰA VÀO NHÂN DÂN ĐỂ XÂY DỰNG ĐẢNG

Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng là sản phẩm kết tinh trí tuệ và khát vọng của dân tộc, là sự kết hợp sắc sảo giữa lý luận và thực tiễn, trải qua nhiều lần tiếp thu ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Trong nhiều điểm mới của Văn kiện, so với các kỳ Đại hội trước, thì “Dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng” là một điểm mới nổi bật thể hiện ở mấy khía cạnh như sau:

Thứ nhất, trong quá trình xây dựng văn kiện, lần đầu tiên công bố toàn văn dự thảo để lấy ý kiến đóng góp từ các tầng lớp  nhân dân. Theo Giáo sư Phùng Hữu Phú - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương: “quá trình xây dựng nghị quyết của Đại hội, các văn kiện Đại hội XIII từ đầu đến cuối đều tôn trọng nguyên tắc lắng nghe, tiếp thu, xin ý kiến, sáng kiến, nguyện vọng của  nhân dân. Suy cho cùng, đường lối của Đảng chỉ có ý nghĩa khi được quần chúng  nhân dân ủng hộ, biến đường lối thành hiện thực”.

Thứ hai, trong phần tổng kết, đánh giá công tác xây dựng Đảng, Văn kiện khẳng định “niềm tin của  nhân dân đối với Đảng được củng cố, tăng cường hơn, tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới”. Một trong năm nguyên nhân thành công của công tác xây dựng Đảng, là do “Phát huy có hiệu quả vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và  nhân dân tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị”.

Thứ ba, trong các bài học kinh nghiệm được đúc rút về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bài học thứ hai nhấn mạnh:”Thường xuyên tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với  nhân dân, phát huy vai trò của nhân dân và thật sự dựa vào dân để xây dựng Đảng”. Điều này đã được cụ thể hóa một cách sâu sắc trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Ngay trong mục tiêu tổng quát đã xác định mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, giữa nhân dân với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại...”.

Thứ tư, trong quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII cũng nêu rõ, gắn bó mật thiết với nhân dân là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ nămtrong định hướng, giải pháp xây dựng, chỉnh đốn Đảng của nhiệm kỳ mới phải “Tăng cường hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, củng cố và không ngừng nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng”Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân l gốc; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châmdân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng. Đây là sự kế thừa nhưng chứa đựng điểm mới “dân thụ hưởng” rất căn bản.

Thứ sáuxây dựng đội ngũ cán bộ được coi là ”then chốt” của nhiệm vụ “then chốt”, có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ, sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Văn kiện chỉ rõ: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”, trước hết là người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, luôn đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết. Trong đó, nhấn mạnh đến việc nhân dân tham gia giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị, phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên.

Thứ bảy, với 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, Đảng ta một lần nữa xác định phải tiếp tục “Củng cố lòng tin, sự gắn bó của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa”.

Quan điểm, chủ trương Đại hội XIII của Đảng về tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng, thể hiện sự đoàn kết, thống nhất giữa ý Đảng với lòng Dân, yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới - thời kỳ đưa đất nước ta đến hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc.

KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH BẢO VỆ VỮNG CHẮC ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN, THỐNG NHẤT, TOÀN VẸN LÃNH THỔ, VÙNG TRỜI, VÙNG BIỂN CỦA TỔ QUỐC ĐI ĐÔI VỚI GIỮ VỮNG MÔI TRƯỜNG HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc luôn đặt trong mối quan hệ biến chứng với bảo đảm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước”. Đây là một trong những nội dung quan trọng của bài học kinh nghiệm lớn được đúc rút từ thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện bước phát triển nhận thức mới của Đảng về bảo vệ Tổ quốc; là bước phát triển cụ thể hóa sâu sắc tư duy của Đảng về giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Trên cơ sở dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục sẽ có những diến biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường; trong nước vẫn tồn tại các nguy cơ gây bất ổn tác động mạnh mẽ đến công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, Đảng ta đã khẳng định phải tiếp tục kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước. Theo đó, mục đích, phương châm kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc phải hướng đến giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Kiên quyết, kiên trì dùng mọi biện pháp có thể để đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc nhưng không phá vỡ môi trường hòa bình, gây bất ổn cho đất nước. Ngược lại, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước phải tạo ra những điều kiện thuận lợi, luôn song hành với thực hiện có hiệu quả mục đích, phương châm kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước không thể được tạo ra bởi nhân nhượng, thỏa hiệp, mà phải bằng ý chí kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc.

KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT TRONG ĐẤU TRANH BẢO VỆ VỮNG CHẮC ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN, THỐNG NHẤT, TOÀN VẸN LÃNH THỔ, VÙNG TRỜI, VÙNG BIỂN CỦA TỔ QUỐC

Kiên quyết là điều kiện cần, kiên trì là điều kiện đủ, hai nhân tố đó hợp thành một thể thống nhất hoàn chỉnh. Chúng ta sẽ không đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra, nếu thiếu đi cả hai hoặc một trong hai nhân tố đó. Giữa kiên quyết và kiên trì không hề có sự mâu thuẫn, mà trái lại, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng, không tách rời nhau, thúc đẩy lẫn nhau. Trong đó, kiên quyết biểu thị ý chí, quyết tâm cao độ và thái độ không khoan nhượng trong đấu tranh với kẻ thù để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong mọi tình huống; kiên trì là biểu thị sự bền bỉ, mềm dẻo, linh hoạt, khôn khéo trong xử lý, giải quyết các vấn đề trong đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong mọi giai đoạn lịch sử. Kiên quyết là đấu tranh không khoan nhượng, không do dự, không thỏa hiệp, nhưng như thế chưa đủ, mà còn phải gắn với kiên trì, bền bỉ đấu tranh, không được nóng vội, bởi bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc là cuộc đấu tranh lâu dài, không thể kết thúc trong “ngày một, ngày hai”. Kiên quyết là tư tưởng chỉ đạo hành động trong những tình huống cụ thể. Kiên trì là phương châm, đối sách, sách lược, cách thức tiến hành đấu tranh nhằm đạt mục tiêu đã xác định. Kiên trì hoàn toàn trái nghĩa, đối lập với sự nóng vội, thỏa hiệp, nhân nhượng. Đây là quan điểm đúng đắn mà chúng ta cần quán triệt để thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc trong tình hình mới.

TĂNG CƯỜNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ, HỢP TÁC QUỐC PHÒNG VÌ HÒA BÌNH ĐỘC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN

Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại nói chung, đối ngoại quốc phòng nói riêng độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Với quan điểm đó, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; chủ động hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường đối ngoại quốc phòng theo phương châm “tích cực, chủ động, chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả” trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi: “Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tụ chủ, hòa bình, hữu nghị hợp tác và phát triển. Đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại...trên nguyên tắc bình đẳng,cùng có lợi”. Nhờ đó, vị thế nước ta trên trường quốc tế được tăng cường; việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại được phát huy; lòng tin chiến lược, môi trường hòa bình không ngừng tạo lập, củng cố, tạo điều kiện thuận lợi bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.  Đại hội XIII đã khảng định: “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ với hội nhập quốc tế… Gắn kết chặt chẽ quá trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng với việc nâng cao sức mạnh tổng hợp, huy động tiềm năng của toàn xã hội”. Với đường lối đúng đắn đó, đến đầu năm 2020, Việt Nam đã thiết lập quan hệ quốc phòng với trên 80 nước và tổ chức quốc tế; đặt Văn phòng Tùy viên quốc phòng tại Liên hợp quốc và 37 nước; có 49 nước đặt Văn phòng Tùy viên quốc phòng, quân sự tại Việt Nam. Việt Nam tích cực tham gia vào các vấn đề chung của thế giới, như: đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN, tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi và Nam Xu-đăng,… được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Như vậy, tính chất hòa bình, tự vệ, Việt Nam không tham gia liên minh quân sự trong Đai hội XIII là hoàn toàn đúng đắn, có bước phát triểm mới phù hợp của Đảng ta, một mặt vừa bảo đảm vừa giữ vững độc lập, tự chủ, tự cường, mặt khác bảo đảm được thế cân bằng trong quan hệ quốc tế, không để rơi vào vòng xoáy của sự cạnh tranh, giành ảnh hưởng giữa các nước lớn, nhất là không để bị rơi vào thế phải đi với nước này để chống nước khác, tác động tiêu cực đến các mối quan hệ và hội nhập quốc tế; đồng thời, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, hiện nay mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân cần tăng cường học tập, quán triệt, nâng cao nhận thức, bảo vệ chủ trương, quan điểm của Đảng trong Văn kiện XIII nói chung về tính chất hòa bình, tự vệ, Việt Nam không tham gia liên minh quân sự nói riêng. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng./.

KIÊN QUYẾT, KIÊM TRÌ ĐẤU TRANH BẢO VỆ VỮNG CHẮC CHỦ QUYỀN, THỐNG NHẤT, TOÀN VẸN LÃNH THỔ, VÙNG TRỜI, VÙNG BIỂN CỦA TỔ QUỐC

Bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là nói đến không gian toàn bộ lãnh thổ, bao gồm: đất liền, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. Trước sự phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, nhất là tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Đảng ta đã khẳng định phải kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. Đó là nguyên tắc chiến lược, là nhiệm vụ thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời là lợi ích cao nhất của đất nước cả trong hiện tại và tương lai. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc phải bằng nhiều phương thức: kết hợp đấu tranh vũ trang và phi vũ trang, lấy đấu tranh phi vũ trang là chủ yếu, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả từ sớm, từ xa các nguy cơ dẫn đến xung đột. Trong đó, bao hàm cả việc đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tình hình phức tạp ở Biển Đông để kích động, phá hoại mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng. Do đó, không thể nóng vội, mà phải bình tĩnh, kiên trì giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là phương châm chỉ đạo, hoàn toàn không mâu thuẫn với ý chí kiến quyết và càng không đồng nghĩa với nhân nhượng, thỏa hiệp.

Hiện nay, tình hình tranh chấp chủ quyền biển, đảo ở Biển Đông rất phức tạp, không thể giải quyết trong thời gian ngắn, mà phải lâu dài. Để kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc, Đảng ta đã có nhiều tư duy, chủ trương giải pháp mới về xây dựng lực lượng cho quốc phòng. Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu và dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp trên các vùng, miền, trên biển”. Đây là lần đầu tiên, vấn đề xây dựng dân quân tự vệ trên biển được đưa vào văn kiện của kỳ đại hội Đảng để định hướng chỉ đạo xây dựng lực lượng này đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới. Điều này đã thể hiện bước phát triển mới trong tư duy, nhận thức của Đảng về xây dựng lực lượng quốc phòng trên biển, nhằm tạo ra lực lượng đủ mạnh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc trong mọi tình huống.

VIỆT NAM KHÔNG THAM GIA LIÊN MINH QUÂN SỰ, KHÔNG LIÊN KẾT VỚI NƯỚC NÀY ĐỂ CHỐNG NƯỚC KIA, KHÔNG CHO NƯỚC NGOÀI ĐẶT CĂN CỨ QUÂN SỰ HOẶC SỬ DỤNG LÃNH THỔ VIỆT NAM ĐỂ CHỐNG LẠI NƯỚC KHÁC

Như chúng ta cần xác định rõ, tất cả các liên minh quân sự đều bắt nguồn từ việc chia sẻ lợi ích. Không một quốc gia nào sẵn sàng hy sinh vì quốc gia khác mà không có lợi ích của mình. Mục đích sâu xa khi các đối tượng kêu gọi nhằm lái Việt Nam tham gia các liên minh quân sự, đặc biệt là liên minh với các quốc gia phương Tây, đưa Việt Nam vào quỹ đạo lệ thuộc để tiến hành thay đổi chế độ chính trị và bản chất xã hội của chúng ta. Nếu không thực hiện đường lối quốc phòng độc lập, tự chủ, chính bản thân chúng ta sẽ bị chuyển hóa, lệ thuộc. Các luồng thông tin sai lệch được các đối tượng đưa ra nhằm kêu gọi, hướng lái Việt Nam tham gia các liên minh quân sự; đặc biệt, là liên minh với các quốc gia khác và từng bước làm lệch lạc ý nghĩa trong chính sách quốc phòng hòa bình và tự vệ của Việt Nam. Để tránh việc lệ thuộc, tăng cường tiềm lực, thế trận và lực lượng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đại hội XIII đã khảng định: “Tăng cưòng tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân; xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa kinh tế, ván hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh và giữa quốc phòng, an ninh vối kinh tế, văn hóa, xã hội và đốì ngoại”.

Hiện nay, trật tự thế giới đa cực, các mối quan hệ quốc tế trở nên phức tạp hơn bao giờ hết; ranh giới giữa đối tượng và đối tác luôn luôn tồn tại và đan xen lẫn nhau. Trong cùng một chủ thể có những khía cạnh là đối tác để chúng ta tranh thủ hợp tác cùng phát triển, nhưng cũng có khía cạnh là đối tượng để đấu tranh. Việc nghiêng vào bất cứ phe nào, phụ thuộc vào bất cứ quốc gia nào cũng không phải là lựa chọn thích hợp. Đại hội XIII đã khảng định: “Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương với các đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác quan trọng khác tạo thế đan xen lợi ích và thái độ tin cậy. Kiên quyết đấu tranh, lầm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của đất nước”. Như vậy, chỉ có phát huy sức mạnh độc lập, tự chủ mới là cách thức tối ưu nhất để bảo vệ Tổ quốc.

THỰC HIỆN NHẤT QUÁN ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, TỰ CƯỜNG

Việt Nam chủ trương xây dựng sức mạnh quốc phòng tổng hợp bằng chính nguồn lực của đất nước và trí tuệ con người Việt Nam, không lệ thuộc vào bên ngoài. Việc củng cố, tăng cường quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Đại hội XIII đã khẳng định: Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nưốc, hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt”.Với đường lối quốc phòng toàn dân, công tác quốc phòng đều hướng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc và quyền lợi của nhân dân, được đông đảo nhân dân tham gia, tạo sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ bạo loạn lật đổ, xung đột vũ trang và chiến tranh xâm lược. Đồng thời, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, sẵn sàng chuyển tiềm lực quốc phòng thành thực lực quốc phòng, xử lý thắng lợi các tình huống quốc phòng và đánh thắng mọi hình thái chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc Tổ quốc: “Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa. Nỗ lực phấn đấu để ngán ngừa xung đột, chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình” Thực tiễn cho thấy với những cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu xảy ra gần đây ở một số nước trên thế giới, như: nội chiến ở Syria, Ucraina, leo thang quân sự ở Iraq,… đã chỉ ra một trong những nguyên nhân, ngòi nổ chính là do sự thiếu nhất quán trong chính sách đối nội, đối ngoại và không tôn trọng nguyên tắc độc lập, tự chủ, trông chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài. Và đằng sau sự giúp đỡ đó, bao giờ cũng có những mưu đồ, toan tính về lợi ích chiến lược của các cường quốc. Vì thế, hòa bình đâu chưa thấy, nhưng sự chia cắt, tàn phá, nội chiến, làm nghèo đất nước đã hiện hữu. Điều này càng củng cố, khẳng định quan điểm của Việt Nam khi không đứng về bên nào, chỉ đứng về hòa bình, lẽ phải, tôn trọng luật pháp quốc tế là hoàn toàn phù hợp, đúng đắn.

TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA NỀN QUỐC PHÒNG VIỆT NAM LÀ HÒA BÌNH VÀ TỰ VỆ

Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó dự báo, các thế lực thù địch đẩy mạnh chống phá cách mạng Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Trong bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước ta đã, đang tiến hành nhiều biện pháp để tạo lập, phát huy cao nhất mọi nguồn lực của đất nước; tận dụng có hiệu quả môi trường quốc tế thuận lợi phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại Đại hội XIII, Đảng ta tiếp tục kiên trì, nhất quán thực hiện chính sách hòa bình và tự vệ; không xâm lược hoặc đe dọa xâm lược bất kỳ quốc gia nào, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, mọi hoạt động xây dựng, củng cố quốc phòng, tăng cường tiềm lực, sức mạnh quân sự, hiện đại hóa quân đội đều nhằm duy trì sức mạnh cần thiết, đủ sức để tự vệ, giữ vững hòa bình, ổn định đất nước, ngoài ra không có mục đích nào khác. Kể cả trong trường hợp buộc phải tiến hành một cuộc chiến tranh để tự vệ thì cái đích cũng là vì hòa bình, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Thực hiện mục đích cao cả đó, chủ trương của Đảng là: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển” và “Nỗ lực phấn đấu để ngăn ngừa xung đột, chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế. Điều đó khẳng định, chính sách quốc phòng của Việt Nam là chính sách quốc phòng vì hòa bình và tự vệ, thể hiện rõ bản chất cách mạng, tiến bộ, chính nghĩa và thiện chí cùng nhau chung sống hòa bình, hợp tác, phát triển thịnh vượng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Đồng thời, góp phần thống nhất nhận thức, tạo sự đồng thuận về nghĩa vụ, trách nhiệm, huy động mọi nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, cũng là để xây dựng, củng cố lòng tin chiến lược giữa các nước với Việt Nam, làm cơ sở mở rộng, nâng cao hiệu quả các mối quan hệ, hợp tác, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH BẢO VỆ VỮNG CHẮC ĐỘC LẬP DÂN TỘC

Độc lập là lợi ích tối cao, bất khả xâm phạm của một dân tộc, một quốc gia. Khi bị mất nước, mất độc lập dân tộc thì phải đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo đảm cho quốc gia không bị thống trị hoặc lệ thuộc bởi một quốc gia khác. Khi đã có độc lập dân tộc thì phải kiên quyết giữ vững quyền thiêng liêng đó bằng mọi cách. Đó cũng là lẽ tự nhiên và trở thành quy luật đối với các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Vì vậy, Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc không phải là một ngoại lệ.

Việt Nam có vị trí địa chiến lược trong khu vực, nên trong lịch sử thường xuyên bị các thế lực ngoại bang nhòm ngó, thôn tính xâm lược với các mục đích khác nhau. Vì thế, lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước và nó đã trở thành quy luật tồn tại, phát triển của dân tộc ta. Những chiến công oanh liệt của cha ông ta trong lịch sử cũng như cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trong thời đại Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời về sự kết hợp của ý chí kiên quyết với kiên trì đấu tranh đến cùng để giành và giữ vững độc lập cho dân tộc. Kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với ý chí “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Kiên quyết với ý chí sắt đá “thần tốc”, “táo bạo” nhưng cũng kiên trì, kiên nhẫn, trường kỳ kháng chiến, không nóng vội.

Trong quá khứ cũng như hiện tại và tương lai, dân tộc ta đã, đang, sẽ thường phải đương đầu với kẻ thù xâm lược có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn hẳn ta nên khó có thể giành thắng lợi nếu thiếu đi sự kiên quyết, kiên trì. Thực tiễn lịch sử cho thấy, có những cuộc chiến tranh giành độc lập diễn ra trong thời gian ngắn hoặc tương đối ngắn, nhưng cũng có cuộc chiến tranh kéo dài hoặc tương đối dài. Vì thế, phải luôn nêu cao tinh thần kiên quyết đấu tranh, đó là điều kiện tiên quyết, điều kiện cần nhưng chưa đủ, mà còn phải kiên trì đấu tranh mới bảo vệ vững chắc được độc lập dân tộc.

KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH BẢO VỆ VỮNG CHẮC ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN, THỐNG NHẤT, TOÀN VẸN LÃNH THỔ, VÙNG TRỜI, VÙNG BIỂN CỦA TỔ QUỐC LÀ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC CƠ BẢN, XUYÊN SUỐT CỦA ĐẢNG TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC

Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc là quan điểm chỉ đạo chiến lược, bài học kinh nghiệm lớn được đúc rút qua thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thể hiện sự thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong hoạt động quân sự, quốc phòng; kế thừa những nội dung quan điểm chỉ đạo bảo vệ Tổ quốc mà Đảng ta đã xác định qua các kỳ đại hội. Nội dung cốt lõi quan điểm của Đảng ta về kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là thể hiện ý chí quyết tâm sắt đá cùng với sự kiên trì, bền bỉ đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta để đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.

Quan điểm “kiên quyết, kiên trì” thể hiện rõ sự phát triển tư duy mềm dẻo, linh hoạt của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới. Trước bối cảnh mới của quốc tế, khu vực, trong nước và những nguy cơ, thách thức, các tình huống quốc phòng, thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống gia tăng, cùng nhiều vấn đề phức tạp, khó lường nảy sinh tác động đến bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Đảng ta nhận thức và xác định, phải kiên quyết, chủ động đấu tranh, song quá trình đấu tranh phải kiên trì, bền bỉ thực hiện tổng thể các biện pháp, kết hợp linh hoạt giữa kiên quyết đấu tranh, kiên định mục tiêu chiến lược với sách lược, mềm dẻo, dựa vào luật pháp quốc tế, dựa vào sức mạnh của cộng đồng quốc tế, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó vừa là quan điểm, vừa là phương châm định hướng chỉ đạo chiến lược, nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước cả trước mắt và lâu dài.

Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc là nhiệm vụ thường xuyên, hằng ngày, hằng giờ không được phép sao nhãng, lơ là; đồng thời, đây cũng là cuộc đấu tranh lâu dài, kiên trì, bền bỉ trước những khó khăn, thử thách to lớn. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Nhiệm vụ chiến lược này phải thường xuyên được coi trọng, không được lơi lỏng và phải gắn chặt với nhiệm vụ xây dựng đất nước. Vì thế, bất luận trong hoàn cảnh nào, thuận lợi và khó khăn ra sao, chúng ta cũng phải kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. Đó là trách nhiệm chính trị, nghĩa vụ cao cả, thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, của các thế hệ người Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và mai sau.