Mới đây,
Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 01/01/2025
(thay thế Luật Đất đai 2013). Tuy nhiên, lợi dụng tự do, dân chủ, một số phần
tử cơ hội chính trị, phản động đã đưa ra những nhận định sai trái khi cho
rằng: “Những người soạn luật đều
là những cán bộ của nhà nước và là những người quản lý đất đai; Họ soạn luật
chỉ nhằm có lợi cho chính quyền, cho những người quản lý đất đai thôi, quyền
lợi của người dân kể như không được lưu tâm tới” và “Họ ép người
dân rồi bắt người dân phải thí đất, giao đất vô lý, trái với pháp luật”. Đây
là những nhận định vô căn cứ và hoàn toàn sai trái. Bởi vì:
Hiến pháp
Việt Nam năm 2013 quy định: Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp,
quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt
động của Nhà nước. Quốc hội là nơi ý chí của Nhân dân trở thành ý chí của Nhà
nước thể hiện bằng các đạo luật mang tính bắt buộc chung. Tất cả các vấn đề lớn
thuộc mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế – xã hội, văn hóa, giáo dục, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại,… của đất nước đều được Quốc hội thảo luận và quyết
nghị.
Quy trình
xây dựng các Luật, Bộ Luật ở Việt Nam được tiến hành rất chặt chẽ, khoa học dân
chủ. Các dự thảo Luật, Bộ Luật ở Việt Nam được lấy ý kiến rộng rãi của các tầng
lớp Nhân dân; bảo đảm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ của Nhân dân
trong việc góp ý vào nội dung dự thảo. Từ đó, tạo sự đồng thuận xã hội, nâng
cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc xây
dựng và tổ chức thực hiện các Luật và Bộ Luật.
Thứ hai, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được chuẩn bị công
phu, được Quốc hội thông qua với sự tán thành rất cao, nhân dân đồng tình ủng
hộ.
Luật Đất
đai (sửa đổi) là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong
đời sống chính trị, kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của
đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh
nghiệp; đồng thời, là dự án Luật rất khó và phức tạp. Vì vậy, dự thảo Luật Đất
đai (sửa đổi) đã được xây dựng công phu, chuẩn bị kỹ, được trình Quốc hội tại
04 kỳ họp, 02 Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, 08 phiên họp
chính thức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó có 01 phiên cho ý kiến về Kế
hoạch lấy ý kiến Nhân dân. Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị
quyết số 671/NQ-VBTVQH 15 và Chính phủ ban hành Nghị quyết số 170/NQ-CP về việc
lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), từ ngày 03/01 đến
ngày 15/3/2023. Những nội dung lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sủa
đổi) được xác định rất cụ thể, rõ ràng để Nhân dân góp ý, và được tiếp thu,
nghiên cứu chỉnh lý. Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia,
nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động và trên 12 triệu lượt ý kiến của Nhân
dân, dự thảo luật được hoàn thiện trước khi trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ
hai tại kỳ hợp thứ 5 (tháng 5/2023). Tại Kỳ họp bất thường, ngày 18/01/2024,
Quốc Hội đã biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với 432 đại biểu tham
gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 87,63%).
Luật Đất
đai (sửa đổi) lần này có nhiều điểm mới và đột phá, được kỳ vọng sẽ khắc phục
được những bất cập, hạn chế trong chính sách, pháp luật liên quan đến đất đai
hiện hành, tạo hành lang pháp lý cho quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm,
biền vững, hiệu quả nguồn lực đất đai, đáp ứng tốt sự phát triển của xã hội, bảo
đảm công bằng và ổn định xã hội, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: Đây là thành quả của quá
trình phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, từ sớm, từ
xa, với nỗ lực và quyết tâm rất cao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chính phủ,
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, các cơ
quan, tổ chức hữu quan; huy động mọi nguồn lực với tinh thần thực sự cầu thị,
lắng nghe, dân chủ; tranh thủ tốt đa trí tuệ, đóng góp của các chuyên gia, các
nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, cử tri và Nhân dân cả nước. Hoàn toàn
không có chuyện ban hành Luật Đất đai (sửa đổi) để phục vụ cho quyền lợi của
những người quản lý đất đai, trà đạp lên quyền và lợi ích chính đáng của người
dân như luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Hiện nay,
vấn đề Luật Đất đai (sửa đổi) là vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của
xã hội. Các thế lực thù địch sẽ tiếp tục lợi dụng vấn đề này để thực hiện nhiều
âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Mỗi cán bộ, Đảng
viên, nhân dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, nhận diện đúng bản chất và
tích cực đấu tranh làm thất bại những âm mưu thủ đoạn đó.
Như vậy, nhận định của các thế lực thù địch trên trang “Rfatiengviet” là hoàn toàn sai trái. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân cần nhận thức đúng cũng như đấu tranh bác bỏ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét