Trong
thời gian qua, công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được Đảng, Nhà nước
ta lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, thực chất, đi vào chiều sâu và đạt
được nhiều kết quả tích cực, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân, cộng đồng
quốc tế vào sự nghiêm minh trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam.
Tuy
nhiên, với bản chất của một kẻ “bồi bút” thường xuyên chống phá cách mạng Việt
Nam, trên trang “Vietbao” Phạm Trần có bài viết “Từ tham
nhũng kinh tế đến tham nhũng quyền lực ở Việt Nam”. Trong bài viết, Y xuyên tạc
rằng: “tham nhũng quyền lực” do
chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ”. Y
đã đánh tráo khái niệm và bịa đặt rằng: Công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực ở Việt Nam chưa được đẩy lùi “nên
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”,
quay lưng lại với Chủ nghĩa Cộng sản Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh”... Mục đích nhằm hướng lái dư luận hiểu sai về công cuộc
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam, từ đó kích động tư tưởng chống
phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy, cần nhận diện rõ và kiên quyết đấu tranh làm
thất bại mưu đồ của Phạm Trần trên
những nội dung sau:
Thứ nhất, trong quá trình lãnh đạo cách mạng,
Đảng, Nhà nước ta đã sớm nhận thức và ngày càng xác định rõ hơn về nguy cơ, tác
hại của tham nhũng, tiêu cực. Ngay từ khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã chỉ rõ: Tham nhũng là hành vi “ăn cắp của công làm của tư”, là “giặc nội xâm”. Tại Đại hội VI của Đảng, Đảng ta xác định: Tham
nhũng “làm giảm lòng tin của quần
chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà nước”. Hội
nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội VII, Đảng ta nhận diện tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đối với Đảng và cách
mạng Việt Nam; Đại hội IX của Đảng xác định: Tham nhũng là “một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế
độ ta”; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng cũng đã nêu 27 biểu
hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ, làm cơ sở để cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện,
tự soi, tự sửa; Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định tham nhũng “vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự
tồn vong của Đảng và chế độ”.
Trong
Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,
góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: Tham nhũng và tiêu cực, nhất là suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống có mối quan hệ gắn bó mật thiết, chặt chẽ
với nhau; nguyên nhân cơ bản, trực tiếp của tham nhũng là do suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Như vậy, Đảng ta đã nhận thức rõ nguy cơ,
tác hại của tham nhũng, tiêu cực và xác định rõ vị trí, vai trò của công cuộc
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Thứ hai, thực tế công cuộc phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực thời gian qua ở Việt Nam đạt được nhiều kết quả tích cực; tham nhũng,
tiêu cực từng bước được kiềm chế, đẩy lùi, góp phần giữ vững ổn định chính trị,
thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và
nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và hệ thống chính trị ở
Việt Nam.
Trong 10
năm (2012 – 2022), Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban
hành hơn 250 văn bản về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và phòng,
chống tham nhũng; Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hơn 300 luật, pháp
lệnh, nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hơn 2.000 nghị
định, quyết định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 5 khóa XIII, 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã
thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và nhanh chóng đi vào
hoạt động, đạt được những kết quả bước đầu; tăng cường công khai, minh bạch,
giám sát, kiểm soát quyền lực. Đã xử lý kỷ luật 2.740 tổ chức đảng và hơn
167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có hơn 190 cán bộ diện Trung ương quản lý.
Nhiều vụ án tham nhũng kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, kể cả những vụ việc tồn
tại từ nhiều năm trước đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh, công khai, đúng
pháp luật. Những con số nêu trên cho thấy quyết tâm cao, nỗ lực rất lớn, tinh
thần kiên quyết xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực “không có vùng cấm”,
“không có ngoại lệ” của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Cơ sở lý luận và thực tiễn trên đã bác bỏ hoàn toàn luận điệu xuyên tạc và chống phá của Phạm Trần về công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét