Gần đây, có một số bài viết đăng trên mạng cho rằng vấn đề “cấp
thiết nhất ở Việt Nam hiện nay là đưa dân tộc ra khỏi “NỖI BẤT HẠNH”. Họ quy kết
ngay một nguyên nhân dẫn đến “NỖI BẤT HẠNH” của dân tộc Việt Nam hiện nay là do
thiết chế chính trị nên nhân dân không có tự do, là nghèo khổ. Thực chất của giọng
điệu này là vẫn tiếp tục bài ca không có gì là mới mẻ, đó là: “chừng nào ở Việt
Nam chỉ có độc nhât một đảng lãnh đạo thì chừng đó không thể nói tới một nền
dân chủ chân chính được”(!); rằng, “ở Việt Nam muốn có dân chủ, muốn nhân dân
thoát nghèo thì phải hội nhập vào xu thế đa đảng như nước ngoài họ đã từng
làm”(!). Sự thật về
thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay có làm cho nhân dân mất tự do dân chủ,
nghèo khổ không?
Với nghĩa dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang thực hiện nên hiểu
là: Một là, chế độ dân chủ đang xây dựng ở Việt Nam là chế độ dân
chủ xã hội chủ nghĩa – một chế độ dân chủ ưu việt hơn các chế độ dân chủ đã ra
đời, tồn tại trong lịch sử (cả chế độ dân chủ tư sản); hai là, thể hiện bản chất của chế độ chính trị mang bản chất
của giai cấp công nhân, đây là giai cấp có lợi ích thống nhất với nhân dân lao
động; ba là, đây
là chế độ dân chủ có cơ chế bảo đảm phát huy quyền làm chủ thực tế cho nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản
lý.
Xét một cách thực chất, đảng
là tổ chức chính trị của giai cấp, mang bản chất giai cấp, là sự liên kết tự
nguyện của những người cùng chí hướng và cùng quyền lợi. Nói cho
cùng, bản chât của đảng chính trị chính là bản chất giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, thậm chí nhiều giai cấp, sự
xuất hiện của nhiều đảng là lẽ bình thường. Dù dưới màu sắc dân chủ hay cộng
hòa, dân tộc hoặc tôn giáo, tên gọi có khác nhau, nhưng đảng thực chất là đảng
chính trị. Đảng thực hiện mục đích chính trị của giai cấp là giành chính quyền,
là cầm quyền, dưới nhiều hình thức; tùy thuộc vào điều kiện cụ thể như do tương
quan lực lượng giữa các giai cấp, các bộ phận trong một xã hội, mỗi nước có thể
có một đảng hoặc nhiều đảng.
Lịch sử chứng minh không
thể có đảng chính trị chung chung phi giai cấp, cũng như không thể có nền dân
chủ trừu tượng “vô hạn độ”, không mang tính giai cấp... Hiện nay, xét cho cùng,
hoặc chỉ có đảng vô sản hay đảng tư sản và tương ứng là dân chủ xã hội chủ
nghĩa hoặc dân chủ tư sản mà thôi. Thực tế chứng minh là đảng chính trị của
giai cấp tư sản cầm quyền đem lại dân chủ cho số ít giai cấp tư sản hoặc là đảng
vô sản cầm quyền đem lại dân chủ cho đông đảo người lao động. Như vậy, nói tới
đảng chính trị là nói tới quyền lãnh đạo xã hội, là nói tới bản chất giai cấp của
đảng đó và nói tới dân chủ là nói tới bản chất của giai cấp cầm quyền quyết định,
còn chính đảng chỉ giữ vai trò lãnh đạo để đạt được mục đích đó.
Cả về lý luận và thức tiễn
cho thấy, khi xem xét mối quan hệ giữa đảng và dân chủ thì vấn đề đặt ra là đảng nào cầm quyền hay lãnh đạo chính quyền,
phải xem nó mang bản chất giai cấp nào? đem lại quyền lực cho ai và quyền lực
đó đem lại lợi ích cho ai? Có thể là một đảng lãnh đạo, hoặc nhiều đảng tranh
giành hoặc liên minh quyền lãnh đạo xã hội theo chế độ nghị trường. Thực tế chứng
minh dù quốc gia nào có chế độ đa đảng nhưng thực chất cũng chỉ có sự lãnh đạo
của đảng chính trị, phục tùng lợi ích của một giai cấp sinh ra và thực hiện dân
chủ đối với giai cấp thống trị và mất dân chủ với giai cấp bị trị – đó là sự thật
về dân chủ ở các thể chế tư sản và ở các quốc gia đa đảng!
Nói đến dân chủ tư sản là
nói đến nhà nước tư sản và thứ dân chủ dành cho một số ít người giữ địa vị thống
trị xã hội, tức giai cấp tư sản. Dân chủ đó, xét về quy mô: quyền làm chủ xã hội thuộc về số ít và phục vụ cho số
ít; về tỉnh chất:
quyền làm chủ của số ít để chống lại số đông, sự tự do của giai cấp thống trị chà
đạp lên thân phận của giai cấp bị trị và nền độc lập tự do của các quốc gia,
dân tộc khác; về hình thái biếu hiện: nhà nước chỉ là của số ít người, dân chủ thành hình
thức, tự cho mình cái quyền phán xét người khác, tìm cớ can dự vào nước khác,
vi phạm trắng trợn nền độc lập và chủ quyền của các quốc gia, dân tộc khác !!!
Về mục tiêu dân giàu,
trong điều kiện nhân dân Việt Nam đã bị đô hộ kéo dài bởi hai đế quốc lớn thay
nhau áp đặt để biến nước ta thành nước thuộc địa. Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi
ra đời đã đảm đương sứ mệnh lịch sử cao cả là lãnh đạo nhân dân chiến thắng hai
đế quốc lớn để giải phóng dân tộc, đem lại quyền tự do cho nhân dân. Hậu quả
chiến tranh xâm lược của đế quốc để lại cho dân tộc rất lớn, Đảng đã huy động sức
mạnh tổng hợp vừa giải quyết hậu quả chiến tranh và vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội,
qua ba mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới các lĩnh vực của đời sống xã hội vẫn
kiên trì với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh”. Thành tựu nổi bật
trong suốt ba mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới là đưa nước ta thoát khỏi tình
trạng nước nghèo, từ năm 2010 đến nay được thế giới công nhận là nước có thu nhập
trung bình và đời sống thực tế của nhân dân đã được cải thiện đáng kế, hộ nghèo
giảm mạnh. Quyết tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch
quốc hội, Thủ tướng, tuyên thề khi nhận chức vụ trong nhiệm kỳ 2016 – 2020, đều
thể hiện rõ quan điểm vì dân, vì sự phát triển và vì lợi ích của đất nước. Mọi
hoạt động của thể chế chính trị, của đất nước đều thực hiện phương châm “Dân biết,
dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”, như vậy nhân dân Việt Nam rất đang tự do, rất
đang hạnh phúc thực sự; nếu ai vu khống bịa đặt sai sự thật về thể chế chính trị
ở Việt Nam thì chỉ là gây “diến biến”, làm giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng,
vào chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng mà thôi !!!
Phai, chi co ai yeu To quoc, yeu dong bao, hieu duoc gia tri lich su, hieu duoc thuc tien Viet Nam thi moi cam nhan duoc dan ta da va dang duoc huong cuoc song am no, tu do, hanh phuc. Con nhung ke nao do reu rao, chong pha cho rang nhan dan Viet Nam ngheo kho, bat hanh chang qua chi la su gen an, tuc o, che dau cho su ngu hen, lam duong lac loi cua chung ma thoi
Trả lờiXóa