Trong
quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin, mục
tiêu của thời kỳ qúa độ lên CNXH là để chuẩn bị các cơ sở vật chất, tinh thần
cho CNXH phát triển trên cơ sở của chính nó. Tính chất chính trị của thời kỳ qúa độ lên CNXH là sự tiếp tục đấu
tranh giai cấp gay go, quyết liệt với những nội dung mới, bằng những biện pháp
mới và trong những điều kiện mới hoàn toàn khác so với thời kỳ GCCN chưa giành
được chính quyền. Đặc điểm về kinh tế -
xã hội của thời kỳ qúa độ lên CNXH là tính chất “không thuần nhất” với sự
“đan xen của những mảnh những bộ phận của xã hội cũ”, những “dấu vết của xã hội
cũ mà nó vừa thoát thai ra” bên cạnh những mầm mống, những yếu tố vừa mới được
xây dựng của xã hội XHCN.
Theo
đó, những người xây dựng CNXH phải sáng tạo khi tìm kiếm các mô hình riêng, biện
pháp - con đường đặc thù, phù hợp với bối cảnh lịch sử để đi lên CNXH.
V.I.Lênin đã nêu luận điểm rất có giá trị về
vấn đề này: "Tất cả các dân tộc đều sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội, đó
là điều không thể tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến lên chủ nghĩa
xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau. Mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của
mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay
loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải
tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội"1.
Cũng
theo tư tưởng của V.I.Lê nin, việc tìm kiếm con đường đi lên CNXH là một quá
trình lâu dài, khó khăn, cho nên phải kiên định, kiên nhẫn, tỷ mỉ để “làm đi
làm lại nhiều lần” và mạnh dạn, khoa học để thay đổi – kể cả những vấn đề chiến
lược. Nó quanh co, phức tạp và đôi khi phải biết chấp nhận cả những “con đường
vòng”, biết chấp nhận những thất bại, bước lui tạm thời. Phải biết tích hợp các
giá trị nhân loại, những yếu tố hợp lý của xã hội TBCN, chắt lọc những giá trị
truyền thống của dân tộc… để xây dựng xã hội mới...
Có
thể khái quát thành 2 giá trị căn bản
trong quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhận thức con đường đi lên
CNXH
Thứ nhất là giá trị chỉ đạo thực tiễn.
Chủ nghĩa Mác
là học thuyết không chỉ giải thích thế giới mà còn là học thuyết để cải tạo thế
giới, bởi vậy, các nhà kinh điển đã rất quan tâm đến vấn đề chỉ đạo biện pháp
xây dựng CNXH. Trong khi xây dựng CNXH, cùng với nhận thức rõ về tính tất yếu,
đặc trưng hay mô hình của nó, các Đảng Cộng sản rất cần đến chỉ đạo về phương
pháp - biện pháp, cách thức, lộ trình, v.v. và những điều đó có thể tìm thấy
trong kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin.
Mục
đích quy định biện pháp, cho nên từ mục tiêu cao cả nhất của CNXH là giải phóng
con người và tạo ra điều kiện cho sự phát triển tự do, toàn diện cho mỗi người
và cho mọi người[1],
hệ thống biện pháp, hay con đường đi lên CNXH trước tiên phải là phát triển sản
xuất, phải trên cơ sở của LLSX xã hội hóa trình độ cao để có năng suất lao động
cao, từ đó mới có của cải vật chất dồi dào để thỏa mãn mọi nhu cầu của mọi người.
CNXH phải là xã hội giàu có sung túc chứ không phải là xã hội bình quân sự
nghèo khổ. Theo đó, trong quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tất cả những gì
cản trở sự phát triển của sản xuất đều là phản động với lịch sử và cần được loại
bỏ. CNXH là phát triển sản xuất và mọi biện pháp mà nó áp dụng cũng trước hết
là để “tăng thật nhanh LLSX lên”. Đây là giá trị phương pháp luận hàng đầu của
chủ nghĩa Mác - Lênin.
Thứ hai, là giá trị
khoa học và cách mạng bao gồm phương pháp luận, định hướng và
cơ sở để thẩm định những sáng kiến mới về biện pháp hay con đường xây dựng CNXH.
Với hệ thống lý luận CNXH khoa học nói chung, các nhà kinh điển đặc biệt nhấn mạnh nhiều lần với
hậu thế về ý nghĩa phương pháp luận, “kim chỉ nam” của học thuyết này. Với hàm
ý khuyến khích tính sáng tạo, tránh rập khuôn giáo điều, phương pháp luận duy vật
biện chứng về lịch sử với các đặc trưng tư duy: khách quan, toàn diện, lịch sử,
cụ thể… có thể được xem là định hướng chung cho tư duy về con đường đi lên
CNXH.
C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin bàn khá kỹ lưỡng với những lưu ý sâu sắc về tư duy biện
chứng và biện pháp linh hoạt, sáng tạo. Xây dựng CNXH phải biết gắn liền nguyên
lý chung “với mảnh đất hiện thực”, có thể in “dấu ấn riêng của quốc gia mình”
lên quá trình xây dựng CNXH của mỗi nước. Theo đó, những người xây dựng CNXH phải
sáng tạo khi tìm kiếm các mô hình riêng, biện pháp - con đường đặc thù, phù hợp
với bối cảnh lịch sử để đi lên CNXH. Nó là một quá trình lâu dài, khó khăn, cho
nên phải kiên định, kiên nhẫn, tỷ mỉ để “làm đi làm lại nhiều lần” và mạnh dạn,
khoa học để thay đổi – kể cả những vấn đề chiến lược. Nó quanh co, phức tạp và
đôi khi phải biết chấp nhận cả những “con đường vòng”, biết chấp nhận những thất
bại, bước lui tạm thời. Phải biết tích hợp các giá trị nhân loại, những yếu tố
hợp lý của xã hội TBCN, chắt lọc những giá trị truyền thống của dân tộc để xây
dựng xã hội mới...
Tính
chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác còn thể hiện ở chỗ, học thuyết
khoa học này, mang tính chất “mở” và chấp nhận sự bổ sung phát triển của hậu thế.
V.I.Lênin là người đầu tiên khẳng định rằng: “Chúng ta không hề coi lý luận của
Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta
tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ
nghĩa cần phải phát triển hơn nữa
về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống. Chúng
tôi nghĩ rằng những người xã hội chủ nghĩa ở Nga đặc biệt cần phải tự mình phát
triển hơn nữa lý luận của Mác, vì lý luận này chỉ đề ra những nguyên lý chỉ đạo chung, còn việc áp
dụng nguyên lý ấy thì xét riêng từng nơi, ở Anh không giống ở Pháp, ở Pháp
không giống ở Đức, ở Đức không giống ở Nga.” [2]
Tính chất “Khoa học
và cách mạng trong chủ nghĩa Mác - Lênin thể hiện cả ở hệ thống - chỉnh thể
cũng như trong từng bộ phận hợp thành (Triết học, kinh tế chính trị và CNXH
khoa học). Tất cả đều nổi bật ở sự gắn liền lý luận với thực tiễn. Đây là bản
chất, nguyên tắc tối cao của chủ nghĩa
Mác - Lênin”[3].
Đúng! Quá trình xây dựng CNXH là một quá trình lâu dài, khó khăn, cho nên phải kiên định, kiên nhẫn, tỷ mỉ để “làm đi làm lại nhiều lần” và mạnh dạn, khoa học để thay đổi – kể cả những vấn đề chiến lược. Nó quanh co, phức tạp và đôi khi phải biết chấp nhận cả những “con đường vòng”, biết chấp nhận những thất bại, bước lui tạm thời. Phải biết tích hợp các giá trị nhân loại, những yếu tố hợp lý của xã hội TBCN, chắt lọc những giá trị truyền thống của dân tộc để xây dựng xã hội mới...
Trả lờiXóaĐúng! Quá trình xây dựng CNXH là một quá trình lâu dài, khó khăn, cho nên phải kiên định, kiên nhẫn, tỷ mỉ để “làm đi làm lại nhiều lần” và mạnh dạn, khoa học để thay đổi – kể cả những vấn đề chiến lược. Nó quanh co, phức tạp và đôi khi phải biết chấp nhận cả những “con đường vòng”, biết chấp nhận những thất bại, bước lui tạm thời. Phải biết tích hợp các giá trị nhân loại, những yếu tố hợp lý của xã hội TBCN, chắt lọc những giá trị truyền thống của dân tộc để xây dựng xã hội mới...
Trả lờiXóanếu ai cũng hiểu được như bạn thì tốt biết bao
Trả lờiXóa