Kiên quyết là điều kiện cần, kiên trì là điều kiện đủ, hai nhân tố đó hợp thành một thể thống nhất hoàn chỉnh. Chúng ta sẽ không đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra, nếu thiếu đi cả hai hoặc một trong hai nhân tố đó. Giữa kiên quyết và kiên trì không hề có sự mâu thuẫn, mà trái lại, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng, không tách rời nhau, thúc đẩy lẫn nhau. Trong đó, kiên quyết biểu thị ý chí, quyết tâm cao độ và thái độ không khoan nhượng trong đấu tranh với kẻ thù để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong mọi tình huống; kiên trì là biểu thị sự bền bỉ, mềm dẻo, linh hoạt, khôn khéo trong xử lý, giải quyết các vấn đề trong đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong mọi giai đoạn lịch sử. Kiên quyết là đấu tranh không khoan nhượng, không do dự, không thỏa hiệp, nhưng như thế chưa đủ, mà còn phải gắn với kiên trì, bền bỉ đấu tranh, không được nóng vội, bởi bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc là cuộc đấu tranh lâu dài, không thể kết thúc trong “ngày một, ngày hai”. Kiên quyết là tư tưởng chỉ đạo hành động trong những tình huống cụ thể. Kiên trì là phương châm, đối sách, sách lược, cách thức tiến hành đấu tranh nhằm đạt mục tiêu đã xác định. Kiên trì hoàn toàn trái nghĩa, đối lập với sự nóng vội, thỏa hiệp, nhân nhượng. Đây là quan điểm đúng đắn mà chúng ta cần quán triệt để thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc trong tình hình mới.
Chúng ta phải nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóa