Những quan điểm, luận điểm sai
trái của các thế lực thù địch phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng (chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh) hiện nay thường được thể hiện trong các bài nói, bài viết,
tài liệu, sách báo đăng trên nhiều phương tiện thông tin, đi từ nhiều kênh khác
nhau để vào Việt Nam. Qua nghiên cứu, theo dõi có thể khái quát, nhận diện luận
điểm sai trái ở một số nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, Xuyên tạc, bác bỏ
bản chất cách mạng và khoa học của lý luận hình thái kinh tế - xã hội mác xít
nhằm phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin. Các lực lượng phản động, thù địch, bất
mãn, cơ hội chống đối chính trị sử dụng một số trang mạng trên Internet làm
phương tiện để phát tán, đăng tải các luận thuyết tư sản về sự vận động, phát
triển của lịch sử. Đáng lưu ý là chúng khuếch trương, cổ xúy những cách tiếp cận
theo hướng tuyệt đối hóa yếu tố kinh tế - kỹ thuật, sự phát triển của các nền
"văn minh", phủ nhận vai trò quyết định và mối quan hệ giữa lực lượng
sản xuất và hình thái kinh tế - xã hội, nhằm thay thế cách tiếp cận duy vật lịch
sử mácxít. Quan điểm này về thực chất là phủ nhận vai trò đấu tranh giai cấp
trong xã hội có giai cấp, cho tới nay xã hội loài người đã trải qua bốn hình
thái kinh tế - xã hội và đang quá độ tiến vào hình thái kinh tế - xã hội cộng sản
chủ nghĩa theo đúng quy luật vốn có của nó. Đây là cách biện luận phản khoa học,
trái với quy luật khách quan của lịch sử; chúng còn cho rằng, ở những nước
phong kiến, tiền tư bản như ở Việt Nam thì không thể bỏ qua chủ nghĩa tư bản để
tiến lên chủ nghĩa xã hội. Giá như Việt Nam không theo con đường xã hội chủ
nghĩa, mà đi theo con đường tư bản chủ nghĩa thì đất nước không phải lâm vào mấy
chục năm chiến tranh, kinh tế sẽ phát triển hơn, nên họ "khuyên nhủ"
Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa cũng chưa muộn!
Thứ hai,. Trước sự phát triển mới của chủ nghĩa tư bản và những biến đổi trong
giai cấp công nhân, các thế lực thù địch cố tình xuyên tạc và lập luận rằng: giai cấp công nhân chỉ là những người có học vấn thấp, những
lãnh tụ của giai cấp công nhân cũng thường có trình độ văn hóa không cao, do vậy
sẽ không thể lật đổ được chế độ cũ và lãnh đạo toàn dân xây dựng được một xã hội
tốt đẹp, nhất là trong thời đại khoa học phát triển… Thực chất của quan
điểm này là sự biện hộ cho địa vị thống trị, bóc lột của giai cấp tư sản nhằm
khẳng định sự tồn tại "vĩnh hằng" của chủ nghĩa tư bản trên cơ sở phủ
nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Thứ ba, Các thế lực thù địch hiểu rõ việc tiến công một cách trực diện vào tư tưởng
Hồ Chí Minh là rất khó, vì vậy chúng đã đi đường vòng. Chúng cho rằng, hiện nay
chủ nghĩa Mác - Lênin đã "lỗi thời", chỉ có tư tưởng Hồ Chí Minh là
đáng giá, phù hợp với dân tộc Việt Nam. Do đó, chỉ cần dựa vào tư tưởng Hồ Chí
Minh, đề cao "chủ nghĩa Hồ Chí Minh" để thay thế chủ nghĩa Mác -
Lênin. Mới đọc qua có người dễ lầm tưởng, đó là sự đánh giá đúng tư tưởng Hồ
Chí Minh! Đây thật sự là một chiêu trò rất nguy hiểm của một số người nhân danh
"cấp tiến" trong mục tiêu phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh; cắt rời, đối
lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực chất của quan điểm
trên không chỉ là sự phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, mà còn xuyên tạc, bóp méo,
cô lập tư tưởng Hồ Chí Minh. Tính chất nguy hiểm của các quan điểm này còn thể
hiện ở chỗ: bằng nhiều hình thức phát tán, lan truyền nhanh thông qua mạng xã hội;
từ đó phần nào gieo rắc sự hoài nghi, dao động về nền tảng tư tưởng của chúng
ta; tạo nên "khoảng trống" về tư tưởng và ý thức hệ để chúng dễ bề
truyền bá các quan điểm, tư tưởng phi vô sản vào đời sống tinh thần xã hội ta;
tạo ra sự "diễn biến bên trong", nhất là diễn biến về tư tưởng, từ đó
dẫn đến "tự diễn biến" về những mặt khác trong xã hội.
Thứ tư, Các thế lực thù địch đang ra sức
tuyên truyền "đa nguyên chính trị", “đa đảng đối lập", coi đây
là một ngón đòn lợi hại, “bệ đỡ” lý luận cốt yếu cho mưu toan thủ tiêu sự lãnh
đạo của Đảng ta. Theo họ, "từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản vì
đó là then chốt của chế độ dân chủ"[1].
Tính phức tạp, độc hại, nguy hiểm của quan điểm này là nó được khoác cái vỏ
"vì dân chủ", mị dân, dễ gây nên sự mơ hồ, ngộ nhận, lẫn lộn về nhận
thức, dao động về tư tưởng; nếu không thực hiện được ý đồ xóa bỏ sự lãnh đạo của
Đảng thì cũng gây nên sự chia rẽ trong xã hội; sự hoài nghi, thiếu niềm tin của
quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng. Với cách lập luận về vấn đề trên, một mặt
nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, xóa bỏ nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa; mặt khác “lái” nền dân chủ nước ta sang nền dân chủ kiểu tư sản. Họ
còn luận chứng rằng, Việt Nam thực hiện đa đảng thì sẽ dân chủ hơn, đất nước sẽ
phát triển và đời sống nhân dân được tốt đẹp hơn.
Năm là, xuyên tạc mục tiêu
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và việc phát huy
dân chủ trong công tác xây dựng Đảng. Chúng cho rằng chủ nghĩa xã hội là “quái thai của lịch
sử”, lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là đưa dân tộc vào cảnh “nồi da xáo thịt”,
làm cho đất nước “cứ luẩn quẩn trong cảnh đói nghèo”; không có chủ nghĩa xã hội hoặc chủ nghĩa xã hội chỉ là bước quá độ để tiến tới chủ nghĩa tư bản, “những người mácxít bàn về chủ nghĩa xã hội chẳng khác nào bàn về hư vô”,… thực chất là phủ nhận, xuyên tạc mục tiêu, con đường xã hội chủ nghĩa mà
Đảng, nhà nước và nhân dân ta đã lựa chọn.
Thứ sáu,. Để thực hiện mưu đồ "phi chính trị hóa" quân đội, các thế lực
thù địch, những phần tử cơ hội chính trị sử dụng nhiều phương thức. Về tư tưởng,
lý luận, họ lập luận rằng: quân đội là công cụ của nhà nước, nên chỉ phục tùng
nhà nước, không phục tùng, chịu sự lãnh đạo của bất cứ chính đảng nào. Ý đồ của
đằng sau luận điệu trên là phủ nhận học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh, quân
đội, phủ nhận lập trường chính trị của lực lượng vũ trang cách trang, chia rẽ
quân đội với Đảng, tước bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội.
Với những luận điểm sai trái nêu trên, đã làm cho nội bộ xã hội ta xuất hiện các biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự
chuyển hóa”. Một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị,
phai nhạt lý tưởng cách mạng và niềm tin cộng sản chủ nghĩa; thiếu niềm tin vào
sự lãnh đạo của Đảng; tạo nên sự bi quan, hoang mang nghi ngờ
trong tư tưởng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên, gây chia rẽ nội bộ, làm giảm sức đề kháng, tạo cơ sở cho các
thế lực thù địch thực hiện “diễn
biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta.
[1] Ban Tuyên giáo Trung ương, Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2007, tr. 53.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét