Sinh thời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh rất coi trọng tinh thần trách nhiệm của người cán bộ. Người giải
thích: “Tinh thần trách nhiệm là gì? Là khi Đảng, Chính phủ, hoặc cấp trên giao
cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng đưa cả tinh thần, lực
lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công. Làm
một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao
làm vậy, v.v. là không có tinh thần trách nhiệm”.
Trong Sắc lệnh số
76/SL ngày 20/5/1950 về việc ban hành quy chế công chức cũng thể hiện rõ yêu
cầu của Người về trách nhiệm của công chức: “Công chức Việt Nam phải phục vụ
nhân dân, trung thành với Chính phủ, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách
nhiệm và tránh làm những việc có hại đến thanh danh công chức hay đến sự hoạt
động của bộ máy Nhà nước”.
Hiện nay, Nhà nước ta
đã ban hành các quy định của pháp luật về trách nhiệm thực thi công vụ của cán
bộ, công chức qua đó xác định rõ trách nhiệm, bổn phận của công chức trước Nhân
dân, trước Nhà nước; trong đó, điển hình là Luật cán bộ, công chức đã thông qua
các quy định về nghĩa vụ công chức, về những việc công chức không được làm, cụ
thể là: Cán bộ, công chức phải thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về
kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có ý thức tổ chức kỷ luật;
nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo
người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi
hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ, quản lý
và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao; chấp hành quyết định
của cấp trên. Đồng thời, công chức không được: Trốn tránh trách nhiệm, thoái
thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia
đình công; sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật; lợi dụng,
lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ
lợi; phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo
dưới mọi hình thức.
Nếu cán bộ, công chức
có hành vi thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ sẽ phải chịu trách nhiệm kỷ
luật (theo quy định của Luật Cán bộ, công chức), hoặc phải bồi thường (theo quy
định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước), thậm chí chịu trách nhiệm
hình sự (theo quy định của Bộ luật hình sự).
Như vậy, có thể thấy,
các quy định của pháp luật về trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức khá đầy
đủ, rõ ràng. Đó là hành lang pháp lý quan trọng để cán bộ, công chức thực hiện
nghiêm trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong thi hành công vụ, hoàn thành bổn
phận của mình trước Nhân dân.
Tuy nhiên, hiện nay có
một bộ phận cán bộ, công chức còn tình trạng làm việc một cách cầm chừng, làm
cho xong, cho hoàn thành công việc để cốt sao không phạm phải khuyết điểm, hay
còn tình trạng “vô cảm”, “thờ ơ” của cán bộ, công chức trong giải quyết công
việc của người dân và doanh nghiệp. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII
nhận định: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn
diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm
trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước”.
Trước thực trạng đó,
nâng cao trách nhiệm thực thi nhiệm vụ, công vụ là yêu cầu cần thiết và cấp
bách trong giai đoạn hiện nay. Đó cũng là “liều thuốc” để tăng sức đề kháng của
cán bộ, công chức trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch bởi: Trách nhiệm trong thực thi công vụ giúp
củng cố niềm tin của cán bộ, công chức vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự quản lý của Nhà nước, tin
tưởng vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Niềm tin đó giúp cán
bộ, công chức khắc phục tình trạng “vô cảm”, “thờ ơ”, “nhũng nhiễu” trong giải
quyết công việc; là nền tảng để mỗi cán bộ, công chức tận tâm, tận lực với công
việc.
Hơn thế nữa, nâng cao trách nhiệm thi hành công vụ là nâng cao khả năng nhận diện các quan điểm sai trái, thù địch, tạo cho mỗi cán bộ, công chức có khả năng “miễn dịch” để có thái độ đúng đắn trong phản bác các quan điểm sai trái, các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động. Cán bộ, công chức nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công vụ cho thấy sự vững bền của chiếc cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Thông qua công việc đảm nhiệm, mỗi cán bộ, công chức “hiện thực hóa” chủ trương, chính sách, pháp luật đến Nhân dân và qua đó tạo niềm tin, “tiếp sức” cho nhân dân cùng chung tay bảo vệ Đảng, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, lợi ích quốc gia, dân tộc.
Tất cả những kẻ bán nước cầu vinh phải bị pháp luật trừng trị thích đáng
Trả lờiXóa