Với ưu thế tốc độ lan truyền thông tin nhanh, diện thông tin rộng, internet, mạng xã hội dần trở thành nhu cầu trong đời sống của con người. Tuy nhiên, đây cũng là công cụ mà các thế lực thù địch, phản động tận dụng tối đa để gia tăng các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì thế, tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng là một yêu cầu cấp thiết nhằm bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động như hiện nay.
Bảo vệ an
ninh quốc gia, an ninh tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội là nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu của các quốc gia hiện nay. Điều này đặt ra yêu cầu cần
có sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy, quan điểm, phương pháp, cách thức triển khai,
cũng như việc xác định đối tượng hướng tới để có những giải pháp hiệu quả, thiết
thực, phù hợp với điều kiện mới. Thực tiễn một số nước trên thế giới trong những
năm gần đây cho thấy, các phương tiện truyền thông xã hội đã có những tác động,
ảnh hưởng lớn đến chính trị. Các phương tiện truyền thông xã hội đóng vai trò
là những công cụ tập hợp lực lượng, dẫn dắt trong các cuộc biểu tình, đấu
tranh, như các trường hợp của “mùa Xuân Arập” Bắc Phi và Trung Đông (2010), ở
Hong Kong (2014), ở Pháp (2018 - 2019)… Các biến động chính trị này xảy ra do
nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau, nhưng đều có điểm chung là sử dụng
các phương tiện truyền thông xã hội để phát tán những thông tin tiêu cực, kích
động nhiều người tham gia biểu tình chống phá…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét