Trong quá trình đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý
luận, về mặt tổ chức lực lượng, cơ chế, biện pháp đấu tranh đã bước
đầu phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, tính thiết thực, tính chiến đấu,
tính khoa học của các công trình phản bác, phê phán luận điểm sai
trái, thù địch chưa thật thuyết phục. Mô hình tổ chức bộ máy các
Ban Chỉ đạo 35 chưa phát huy hết hiệu lực, hiệu quả, thậm chí chồng
chéo; việc trao đổi, chia sẻ thông tin, tài liệu còn nhiều bất cập.
Vì vậy, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu, sắp xếp kiện toàn bộ máy
chỉ đạo, mô hình và cơ chế phương thức lãnh đạo cuộc đấu tranh phù
hợp, hiệu quả và thiết thực hơn. Đặc biệt, không nên coi nặng về số
lượng công trình, bài viết, cá nhân, đơn vị tổ chức đấu tranh phản
bác mà quan trọng hơn là tìm cơ chế, biện pháp, hình thức tổ chức
đấu tranh, tuyên truyền phù hợp, tập trung lực lượng mũi nhọn đấu
tranh trong từng thời điểm, với từng loại đối tượng, từng vấn đề cụ
thể, không để dàn trải, chồng chéo, trùng dẫm, thậm chí trái chiều
nhau. Nghiên cứu ban hành quy định phổ biến, tuyên truyền công khai,
rộng rãi các công trình nghiên cứu, bài viết phản bác có chất
lượng, hàm lượng khoa học cao, sắc sảo, thuyết phục về lý luận và
thực tiễn; mang tính hệ thống, toàn diện về mặt học thuật...
Trong quá trình tổ chức cuộc đấu tranh phải hết sức quan tâm chăm lo lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ lý luận chuyên nghiệp hoặc kiêm nhiệm có đủ bản lĩnh chính trị, năng lực, trình độ, tâm huyết tham gia cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng- lý luận. Đây là nguồn lực quan trọng bảo đảm tính chiến đấu, tính Đảng, tính khoa học, tính thuyết phục của cuộc đấu tranh này trên cả bình diện vĩ mô và vi mô. Bên cạnh đó, phải chú trọng phát huy cao độ lợi thế, tính chiến đấu của các công cụ thông tin, truyền thông hiện đại của Đảng, Nhà nước và các cơ quan ban, ngành, địa phương, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thiết thực, hiệu quả và tính lan tỏa xã hội./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét