Thứ Hai, 8 tháng 7, 2024

HOÀN CẢNH LỊCH SỬ NƯỚC NGA CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX NHƯ THẾ NÀO?

 

Hoàn cảnh lịch sử nước Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX được thể hiện trên các vấn đề cơ bản sau:

Về kinh tế, chủ nghĩa tư bản Nga chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và là một trong những đế quốc lớn, mạnh nhất thế giới vào những năm đầu thế kỷ XX. Các ngành công nghiệp nặng luyện kimcơ khíhoá dầu,… phát triển với nhiều thành tựu. Năm 1913 sản lượng công nghiệp Nga chiếm 5,5% sản lượng công nghiệp thế giới, đứng thứ 5 thế giới. Tư bản độc quyền thao túng toàn bộ nền kinh tế Nga, mức độ tập trung công nghiệp rất cao.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng nhưng muộn màng của chủ nghĩa tư bản Nga vẫn không thể thay đổi một thực tế nước Nga là vẫn là một nước nông nghiệp với mối quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Tàn tích của chế độ nông nô vẫn còn tồn tại sâu rộng ở nước Nga; Địa chủ bóc lột nông dân nặng nề, tàn bạo. Trình độ sản xuất nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, nạn mất mùa và đói kém xảy ra thường xuyên. Sau khi Nga tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), chiến tranh đã làm cho nền kinh tế bị kiệt quệ.

Về chính trị, xã hội, Nước Nga là một nước quân chủ chuyên chế điển hình dưới sự cai trị của Nga Hoàng Nikolai II, Nga Hoàng quyết định một mình tất cả mọi công việc. Sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản độc quyền và những quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa, sự kết hợp giữa hình thái kinh tế tiên tiến nhất và lạc hậu nhất đã làm cho nước Nga trở thành nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với chế độ quân chủ chuyên chế của Nga Hoàng; mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân; mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản; mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các dân tộc trong đế quốc; mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các đế quốc khác.

Tình hình trên làm cho đế quốc Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc, tạo nên tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra và giành thắng lợi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét