Thứ Hai, 8 tháng 7, 2024

TRÀO LƯU DÂN TÚY LÀ GÌ VÀ RA ĐỜI TỪ KHI NÀO?

 

Trào lưu dân túy được dùng để nói về trào lưu tư tưởng, đường hướng chính trị mị dân, đánh vào tâm lý của đám đông để kêu gọi, lôi kéo, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận và quần chúng nhân dân tổ chức phong trào nhằm phục vụ mục đích chính trị của cá nhân và tổ chức chính trị.

Trào lưu dân túy xuất hiện trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế những năm giữa thế kỷ XIX ở châu Âu. Sự kiện tháng 6 năm 1848 ở Pháp và tấn bi kịch Công xã Pari năm 1871, đã có ảnh hưởng quan trọng tới sự hình thành hệ tư tưởng của trào lưu dân túy. Ở Mỹ, thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” (populism) được sử dụng rộng rãi từ những năm 1890, khi phong trào dân tuý thúc đẩy người dân nông thôn và Đảng Dân chủ chống lại những người Cộng hòa thường sống ở đô thị.

Ở Nga, thuật ngữ “dân túy”, được sử dụng để đề cập đến phong trào dân túy của Nga vào thế kỷ XIX, chủ yếu thức tự ghét bỏ tầng lớp mình đồng cảm với giai cấp nông dân, ấp ủ mộng ước xây dựng “công xã nông thôn” cho nông dân dựa trên tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng.

Trào lưu dân túy có nguồn gốc xã hội từ cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân, đòi ruộng đất, thủ tiêu các hình thức bóc lột của chế độ nông nô.

Bản chất của trào lưu dân túy là sự hỗn tạp những tư tưởng dân chủ nông thôn với những ước mơ xã hội chủ nghĩa, với hy vọng bỏ qua chủ nghĩa tư bản, một biến dạng của chủ nghĩa xã hội không tưởng tiểu tư sản, đó là hệ tư tưởng của phái dân chủ nông dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét