Thứ Hai, 8 tháng 7, 2024

. V.I.LÊNIN ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA CƠ HỘI TRONG QUỐC TẾ II NHƯ THẾ NÀO?

 

Sau khi Ph.Ăngghen chết (1895), cuộc đấu tranh giữa khuynh hướng cách mạng và cơ hội trong Quốc tế II càng trở nên gay gắt. Kẻ thù của chủ nghĩa Mác buộc phải dùng thủ đoạn mới giả danh là người mác xít để xét lại chống chủ nghĩa Mác. Trào lưu cơ hội chủ nghĩa mới xuất hiện, đại biểu của nó là Bécxtanh. Đồng thời với cuộc đấu tranh chống Bécxtanh, V.I.Lênin còn phải tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội của Cauxki, một phần tử thuộc phái giữa âm mưu “ôm hôn” chủ nghĩa Mác để bóp chết chủ nghĩa Mác, trên đầu lưỡi thì ca ngợi chủ nghĩa Mác nhưng trong hành động thì hoàn toàn ngược lại.

V.I.Lênin đã đấu tranh không ngừng chống chủ nghĩa cơ hội trong Quốc tế II. Các tác phẩm của Ông thời kỳ này đã góp phần quan trọng trước hết về mặt lý luận, đã giáng những đòn quyết liệt vào chủ nghĩa cơ hội, chỉ cho phong trào công nhân phương Tây con đường thoát ra khỏi chủ nghĩa cơ hội, tiến lên cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản.

V.I.Lênin đã đứng vững trên lập trường chủ nghĩa Mác, thấy rõ vai trò lịch sử của giai cấp vô sản Nga. Người đã lãnh đạo toàn thể nhân dân Nga đấu tranh chống lại chính quyền Nga Hoàng, là người đi tiên phong trong phong trào công nhân quốc tế.

Từ năm 1888, V.I.Lênin tham gia các tổ chức mácxít ở Cadan, Xamara, bắt đầu nghiên cứu các tác phẩm của C.Mác và Ph.Ănghen như: Tư bản, Sự khốn cùng của triết học, Tình cảnh giai cấp công nhân Anh, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản…v.v.

Năm 1893, V.I.Lênin viết bài: “Những đổi mới về kinh tế trong đời sống nông dân”, bước đầu vận dụng các nguyên lý lý luận mác xít vào luận giải một vấn đề thực tiễn. V.I.Lênin tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác trong thanh niên trí thức, công nhân Nga ở Xamara, Pêtécbua. Năm 1895, V.I.Lênin hợp nhất các tổ chức mác xít của công nhân ở Pêtécbua thành “Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân”; xác định nhiệm vụ của Hội là truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân, thiết lập mối liên hệ với công nhân, lãnh đạo phong trào công nhân về mặt chính trị, tư tưởng; hướng cuộc đấu tranh của công nhân vào đấu tranh kinh tế và đấu tranh chính trị.

Trong quá trình tiến tới thành lập đảng mác xít cách mạng, V.I.Lênin đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân Nga và đấu tranh chống các loại chủ nghĩa cơ hội ở Nga và Quốc tế II.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét