Hưởng ứng lợi kêu gọi của V.I.Lênin, những người xã hội chủ nghĩa ở các nước
đã tổ chức hai hội nghị liên tiếp ở Dimmécvan (9/1915) và Kientan (4/1916) ở Thụy Sĩ. Sau hội nghị, phái tả Dimmécvan đã
được thành lập, bao gồm Đảng Bônsêvích Nga, đại biểu của
phái tả Đức, Ba Lan, Thụy Điển, Na Uy, Thụy Sĩ, Hà Lan. Thay mặt cho phái tả, V.I.Lênin vạch ra cương lĩnh gọi là Cương lĩnh của
phái tả với nội dung:
- Biến chiến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng. Nghĩa là làm
cho chính phủ nước mình thất bại trong chiến tranh đế quốc, không được bỏ phiếu
cho chiến tranh, những người xã hội chủ nghĩa phải rút khỏi chính phủ tư sản.
- Đoạn tuyệt hoàn toàn với Quốc tế II,
tiến tới thành lập Quốc tế Cộng sản.
Nhưng đến cuối năm 1916, những người trong liên minh phái tả Dimmécvan (trừ Đảng
Bônsêvích Nga) đã rơi vào lập trường hòa bình tư sản, kỳm hãm việc mở rộng
phong trào cách mạng của giai cấp công nhân. Trước tình hình đó, V.I.Lênin và Đảng
Bônsêvích Nga kiên quyết tách khỏi phái này. Trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương của Đảng tháng 4 năm 1917, V.I.Lênin cho rằng, không thể trông chờ vào lực
lượng nào khác, đề nghị Đảng Bônsêvích Nga phải đảm nhiệm lấy sứ mệnh lịch sử đứng
ra thành lập quốc tế mới - Quốc tế III.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét