Cuộc cách mạng 1905 - 1907 được coi là cuộc “tổng
diễn tập” đầu tiên của giai cấp công nhân Nga, bởi vì:
Một là, lần đầu tiên trong lịch sử giai cấp công nhân Nga làm cuộc
cách mạng chống chế độ áp bức, bóc lột với tư cách là lực lượng chính trị độc lập,
với số lượng tham gia đông đảo, quy mô rộng khắp.
Ngày 9 tháng 1 năm 1905 bùng nổ cuộc cách mạng ở Pêtécbua, 140.000 công
nhân kéo tới cung điện Mùa Đông biểu tình. Chiều 09 tháng 01 năm 1905 công nhân
Nga bãi công để phản đối tội ác của Nga Hoàng và đưa ra các yêu sách chính trị,
các cuộc biểu tình đều hô vang khẩu hiệu “Đả đảo chế độ chuyên chế”; “Đả đảo
Nga Hoàng”. Trong tháng Giêng, có tới 440.000 lượt người tham gia bãi công, biểu
tình, nhiều hơn số người bãi công của 10 năm trước đó. Mùa thu năm 1905, cách mạng
đã lan rộng khắp nước Nga với khí thế không gì ngăn cản nổi. Chính phủ Nga
Hoàng, sau khi ký hòa ước với Nhật đã chuyển sang phản kích phong trào đấu
tranh của công - nông - binh.
Hai là, giai cấp công nhân Nga được tôi luyện, thử thách trong đấu
tranh chính trị, đấu tranh vũ trang.
Tháng 5 năm 1905, nhiều cuộc bãi công kinh tế chuyển sang đấu tranh chính trị, có
nơi có vũ trang chống lại quân đội Nga Hoàng. Tháng 6 năm 1905, cuộc khởi nghĩa
của binh lính Nga ở Hạm đội Hắc Hải nổ ra trên chiến hạm Pôchenkin, hưởng ứng
cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nông dân. Đầu tháng 10 năm 1905, cuộc
bãi công của công nhân xe lửa tuyến Mátxcơva - Cadan nổ ra và tiếp đó lan rộng
ra toàn quốc thành bãi công chính trị với gần một triệu người tham gia.
Ba là, cách mạng 1905 - 1907 để lại nhiều bài học kinh nghiệm
phong phú cho giai cấp công nhân nói chung, công nhân, lao động Nga nói riêng. Đó là bài học về việc nhận định đánh
giá sức mạnh của kẻ thù, về tổ chức một trung tâm lãnh đạo thống nhất, về tổ chức
lực lượng cách mạng, về xây dựng khối liên minh công - nông kết hợp với
giác ngộ binh lính trong hàng ngũ kẻ thù. Nhờ đó cách mạng tháng 2 năm 1917
giành thắng lợi nhanh chóng và Cách mạng Tháng Mười giành thắng lợi triệt để.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét