Lĩnh vực văn
hóa - nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sĩ được các thế lực thù địch coi là phương
tiện hữu hiệu để thực hiện “diễn biến hòa bình”. Thông qua loại hình văn hóa -
nghệ thuật, chúng thực hiện âm mưu lũng đoạn về tư tưởng, làm rối loạn nhận thức
của quần chúng, hướng dư luận xã hội vào những vấn đề cần khoét
sâu để đánh phá. Mục tiêu bao
trùm của “diễn biên hòa bình” trên phương diện văn hóa, văn học - nghệ thuật là
làm cho văn hóa, văn học - nghệ thuật của chúng ta đi chệch hướng chính trị, tư
tưởng cách mạng, tiến bộ. Các thế lực thù địch âm mưu “lôi kéo, xây dựng văn nghệ sĩ thành một
lực lượng xung kích chống Đảng, chống chế độ xã hội chủ nghĩa, nhằm phủ định
thành tựu của cách mạng và nền văn hóa nghệ thuật cách mạng, tiến tới phủ nhận vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và đường lối văn hóa, nghệ
thuật của Đảng. Phủ nhận giá trị nghệ thuật của các tác phẩm chân chính;
xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó làm
xói mòn niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng của Đảng
và Bác Hồ của quần
chúng". Bài xích văn học - nghệ thuật dưới sự lãnh đạo của
Đảng ta trong mấy chục năm qua là “văn nghệ phục vụ chính trị, minh họa
cho đường lối chính trị của Đảng nên không có giá trị, không có đỉnh cao”. Từ đó, chủ
trương “văn học phải
sám hối”, muốn cho văn
hóa, văn nghệ phát triển phải “đa nguyên văn hóa, tạo tiền đề cho đa nguyên
chính trị”.
Để thực hiện được
mục đích trên, các thế lực thù địch đã “tác động vào một bộ phận đội ngũ các
biên tập viên mảng văn hóa, văn nghệ của các tạp chí, các cơ quan báo chí, các
nhà xuất bản, các đài phát thanh và truyền hình để có thể dễ
dàng cho “ra mắt” các tác phẩm
phục vụ cho ý đồ của chúng.
Chúng đã tác động vào một bộ phận cán bộ trong các hội chuyên ngành văn hóa,
nghệ thuật, thúc đẩy hoạt động của các hội này xa rời sự lãnh đạo của Đảng, đi
ngược lại định hướng của Đảng về văn học, nghệ thuật; hoặc sa vào các hoạt động
kinh tế đơn thuần, vô hiệu hóa tổ chức đảng, đoàn ở các hội này. Chúng tác động
vào một số cán bộ nghiên cứu, giảng dạy trong các trường nghệ thuật, trong các
khoa văn, khoa báo chí của các trường đại học nhằm truyền bá các quan điểm sai
trái về văn hóa, nghệ thuật cho học sinh, sinh viên. Đặc biệt là tác động vào một
bộ phận làm sáng tác văn hóa, nghệ thuật, nhất là các nhà văn, nhà báo, nhà phê bình nhằm cho ra đời
những tác phẩm văn học không có lợi cho cách mạng, nhưng phù hợp với ý đồ của chúng”. Một số văn nghệ sĩ
đã ăn phải “bả độc” của các thế lực thù địch,
lớn tiếng phụ họa, tuyên truyền cho quan điểm của chúng, rằng: “Nhà văn không
quan tâm đến việc ai sẽ giữ những chức vụ này nọ trong triều đình, không
sùng bái cá nhân, không ca ngợi chế độ chính trị, lãnh tụ. Nên ca ngợi tình người, tình
yêu, thiên nhiên, lao động, mối quan hệ giữa con người với nhau”.
"Thiên hướng của nhà văn là tự
do sáng tác, nhà văn phải được tự do tìm tổ chức của
mình”. Thực chất của chúng là muốn tách văn học - nghệ thuật khỏi chính trị cách mạng. Một số người còn đòi đổi tên “Hội Nhà văn Việt Nam” thành “Nghiệp đoàn các nhà văn”; thậm chí có người còn đòi xem xét phục hồi “Nhân văn giai phẩm”; vận động
lập “Nghiệp đoàn báo chí tự do” nhằm kích động, lôi kéo, quy tụ những
văn nghệ sĩ có quan điểm bất đồng với quan điểm của
Đảng về đường lối văn hóa, văn nghệ, về đường lối chính trị, đường lối kinh tế... tạo ra tiền đề cho đa
nguyên chính trị... Một số văn nghệ sĩ còn tung hứng quan điểm cho rằng: "Văn
học hiện thực xã hội chủ nghĩa chỉ là một dòng trong nền văn học chung, còn
thua xa văn học hiện thực phê phán, văn học lãng mạn. Đổi mới với văn học
phải là đổi mới cách nhìn nhận đối với văn học, không thể coi văn học
hiện thực xã hội chủ nghĩa là duy nhất, mà phải nhìn nhận văn học
miền Nam thời ngụy, văn học hải ngoại hiện nay cũng có vị trí tương xứng trong nền văn học Việt Nam...”. Thực chất của quan điểm này là phủ
nhận tính giai cấp, tính dân tộc trong văn học, nhằm lái chệch hướng phát triển
của văn học - nghệ thuật, phục vụ cho mục đích chính trị của các thế lực phản động.
Vận dụng lý thuyết mơ hồ vào sáng tác văn học - nghệ thuật kết hợp với những “biểu
tượng hai mặt”, “mây xưa nói
nay", một số văn nghệ sĩ có tư tưởng chống đối, bất mãn đã
khôn khéo truyền tải không ít tác phẩm văn học chứa đựng nội dung xấu, độc, phản
kháng đến với người đọc. Và, nó đã tác động xấu đến không ít độc giả ở mọi lứa
tuổi, làm cho họ hoài nghi, giảm sút và mất lòng tin vào Đảng, vào chế độ, vào
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Mỗi chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt phân tích và nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền, lừa bịp của các thế lực thù địch; đồng thời kiên quyết đấu tranh bác bỏ và vạch trần những luận điệu xuyên tạc của chúng
Trả lờiXóa