Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

MỤC TIÊU TỔNG QUÁT VÀ MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA CHẶNG ĐƯỜNG ĐẦU THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

Cương lĩnh 1991 xác định rõ mục tiêu tổng quát khi kết thúc TKQĐ ở Việt Nam là “xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hóa phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh”. Trong đó, mục tiêu của chặng đường đầu TKQĐ ở nước ta là: “thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới trạng thái ổn định, vững chắc tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau”.
Tổng kết việc thực hiện mục tiêu của Đại hội VII, Cương lĩnh 1991 và căn cứ vào tình hình thực tế đất nước, Đại hội VIII (1996) khẳng định, nước ta đã “ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng”, kết thúc chặng đường đầu tiên và bắt đầu bước vào chặng đường tiếp theo của TKQĐ đi lên CNXH với nội dung trọng tâm là đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Điều này cũng được nhấn mạnh lại ở Đại hội IX (2001) và Đại hội X (2006). Đây thực chất là việc cụ thể hóa mục tiêu chung, đồng thời trực tiếp thực hiện mục tiêu của chặng đường đầu TKQĐ mà Cương lĩnh đã xác định. Hiện nay, Đảng xác định: Phát triển nhanh và bền vững để sớm kết thúc TKQĐ, với mục tiêu tổng quát là “xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của CNXH với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước XHCN ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”(19)là định hướng mà Đại hội XI (2011) đề ra. Theo đó, đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam cần phấn đấu trở thành “một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”./.

1 nhận xét: