Quân
đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; sinh ra và
lớn lên từ phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân ở một nước thuộc địa,
nửa phong kiến, nhưng Quân đội nhân dân Việt Nam thuộc phạm trù quân đội vô sản
- quân đội kiểu mới - quân đội xã hội chủ nghĩa. Sự ra đời, tồn tại và phát
triển của Quân đội nhân dân Việt Nam, một
mặt, xuất phát từ những nguyên lý, quy luật của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự
ra đời, tồn tại và phát triển của quân đội vô sản - quân đội kiểu mới - quân đội
xã hội chủ nghĩa; mặt khác, xuất phát
từ yêu cầu khách quan của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở Việt
Nam.
Trung
thành và vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về
sự cần thiết phải tiến hành bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng,
về sự cần thiết phải vũ trang cho quần chúng, về tính tất yếu phải tổ chức và
xây dựng quân đội vô sản - quân đội kiểu mới - quân đội xã hội chủ nghĩa vào
điều kiện cụ thể của Việt Nam, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định tư tưởng bạo lực cách mạng, khẳng định sự cần thiết phải tổ chức ra
lực lượng vũ trang cách mạng nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp,
đấu tranh dân tộc ở Việt Nam.
Năm
1922, qua nghiên cứu chế độ thực dân, Hồ Chí Minh đã khẳng định; “Chế độ thực
dân, tự bản thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu.
Bạo lực đó, đem ra đối xử với trẻ em và phụ nữ lại càng bỉ ổi hơn nữa”. Trong
bài: “Đông Dương khổ nhục” viết năm 1928, Người đã nhấn mạnh: “Bị khuất phục bằng
vũ lực, bắt buộc phải chịu đựng bao nhiêu điều nhục nhã, bị áp bức, bóc lột,
dân Đông Dương không thể chịu ngồi yên mà không phá gông xiềng của chủ nghĩa đế
quốc Pháp”
Tư tưởng về sự cần thiết phải tổ chức ra lực
lượng vũ trang cách mạng nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu
tranh dân tộc ở Việt Nam đã được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, trong
các bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như đã được thể hiện trong thực
tiễn quá trình tổ chức, xây dựng các lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng, của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta, mục tiêu chính trị
đã được xác định rõ là: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa thực dân Pháp và bọn phong
kiến tay sai, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, lập ra chính phủ công - nông
- binh và tổ chức quân đội công nông”. Cùng với tiến trình phát triển của cách
mạng nước ta, nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu
tranh dân tộc ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các lực lượng vũ trang
cách mạng ở nước ta từng bước ra đời, được tổ chức, xây dựng và không ngừng
phát triển lớn mạnh.
Trong
cao trào cách mạng (1930 - 1931) - cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng
nước ta - đã xuất hiện lực lượng vũ trang nhân dân. Từ những cuộc biểu tình của
công nông Vinh - Bến Thủy đã xuất hiện những Đội Tự vệ, Đội Xích vệ đỏ đầu
tiên. Những Đội Tự vệ, Đội Xích vệ ấy đã đi đầu bảo vệ các làng Đỏ trong quá
trình tồn tại của Xô viết Nghệ Tĩnh.
Nhằm
đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của cuộc đấu tranh cách mạng, đấu tranh
giai cấp và đấu tranh dân tộc, thực hiện mục tiêu của cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là chuẩn bị cho Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền, các lực lượng vũ trang nhân dân lần lượt được ra
đời, tổ chức và xây dựng. Trong thời kỳ khởi nghĩa Bắc Sơn (9 - 1940), Đảng ta
đã xây dựng Đội du kích Bắc Sơn, sau đó đổi là Cứu quốc quân. Ở Nam Bộ, Đội du
kích Nam Kỳ đã xuất hiện trong Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Ngày 22 tháng 12 năm
1944, theo Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải
phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay) đã được thành
lập.
Nội dung này rất hay và hấp dẫn bạn đọc
Trả lờiXóa