Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước, xã hội đã được quy định trong Hiến pháp, bởi vậy, các cơ quan, tổ chức của Đảng lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động báo chí, văn học - nghệ thuật là điều tất nhiên.
Những người
phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với báo chí, văn học -
nghệ thuật, dù có ngụy biện đến đâu, chắc chắn cũng phải thừa nhận rằng, đảng
chính trị lãnh đạo nhà nước và xã hội
là vấn đề khách quan
không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới hiện nay. Trên bình diện toàn cầu, hầu
như quốc gia nào (kể
cả những nước còn duy trì chế độ quân chủ,
vương quyền) cũng có vai trò lãnh đạo của đảng chính trị. Đảng nào giành được
quyền lực, trở thành đảng cầm quyền đều đề ra đường lối, mục tiêu...
của họ với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Báo chí, văn học - nghệ thuật đương nhiên không thể không chịu sự lãnh đạo dưới
một hình thức nào đó. Tất nhiên, ở các quốc gia có nhiều đảng phái chính trị, quyền tác động về
chính trị, tư tưởng đối với báo
chí, văn học - nghệ thuật thường thông qua hoạt động quản lý và chi phối của chính
quyền. Các đảng phái chính trị đốỉ lập do không nắm được chính quyền, sẽ tận dụng và lợi dụng
tối đa những điều
luật pháp cho phép nhằm sử dụng báo chí, văn học - nghệ thuật như những công cụ,
phương tiện để đấu tranh giành
lại quyền lực từ tay đảng cầm quyền.
Cuộc đấu
tranh trên lĩnh vực báo chí, văn học - nghệ thuật trở thành “chiến trường”, tranh giành
ảnh hưởng giữa các lực
lượng chính
trị khiến nhiều người lầm tưởng rằng ở các quốc gia đó, người dân thật sự đang
được thụ hưởng một nền “tự do báo chí thật sự”, hay một nền văn
học - nghệ thuật mà các văn nghệ sĩ được tự do sáng tạo không giới hạn như “không
có chân trời”(!).
Gần đây,
trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cho nhiệm kỳ 2017-2020, hai ứng viên H.Clinton
và D.Trump đã được nhiều cơ quan truyền thông đăng tải những ý kiến xâm phạm đời
tư, thậm chí miệt thị, phỉ báng nhau. Nhiều
“chiến sĩ dân chủ” ở trong và ngoài nước
lập tức đăng đàn ca ngợi, cho rằng như vậy là “tự do không giới hạn” và điều này
“chỉ có ở những chế độ tự do, nơi không có Đảng Cộng sản lãnh đạo”(!). Sự thật
thì ai cũng biết, người dân Mỹ và truyền thông nhiều nước trên thế giới đều gọi
đó là cuộc bầu cử “tồi tệ chưa từng
thấy”, và rõ
ràng, quyền lợi của người dân Mỹ hầu như bị lãng quên; đường hướng phát triển
nước Mỹ trở thành thứ yếu; bản thân các cuộc tranh luận trên truyền hình - lẽ
ra là diễn đàn quan trọng cung cấp thông tin cho người dân Mỹ để họ đánh giá
chính xác về các ứng viên Tổng thống, lại bị biến thành trò giải trí “rẻ tiền, câu khách” của các hãng
truyền thông Mỹ.
Một ví dụ
khác, ngày 09-12-2016, Thủ tướng Thái Lan P.Chanocha đã lệnh cho cảnh sát tiến
hành điều tra Văn phòng BBC Thái Lan vì có “dấu hiệu mắc tội khi quân”. Ông tuyên bố
rằng: “Có thể điều đó là bình thường ở nước khác, nhưng là hành vi bị cấm ở
Thái Lan”. Hành vi bị
cấm đó chính là
việc BBC tiếng Thái Lan đã
đăng tải những thông tin bị Hoàng gia Thái Lan phản đối. Như vậy, ngay cả ở những quốc gia
trong khu vực đi theo mô hình của phương Tây thì sự can thiệp của đảng chính trị
thông qua chính quyền vào báo chí là một điều tự nhiên nhằm bảo đảm cho sự ổn định
và phát triển của quốc gia đó.
Sơ lược như vậy
để thấy rằng, vấn đề
đảng chính trị lãnh đạo báo chí, văn học - nghệ
thuật (dù bằng những phương thức khác nhau) là vấn đề khách quan và phổ biến của thế giới hiện đại. Hơn nữa,
sự lãnh đạo của Đảng đối với văn học
- nghệ thuật không có mục tiêu nào khác nhằm phát triển lĩnh vực này theo những
giá trị của dân tộc và giá trị nhân loại, theo các chuẩn mực “chân, thiện,
mỹ”.
Ở Việt Nam,
Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công
nhân, đổng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt
Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” và Điều 60
quy định: “1. Nhà nước,
xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. 2. Nhà nước, xã hội phát triển
văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của
Nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu
thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét