Trước năm 1996, Việt Nam phân loại vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo đơn vị hành chính là miền núi, vùng cao. Theo đó, các
xã miền núi là xã có 2/3 diện tích đất đai tự nhiên có độ cao 600m trở lên so
với mực nước biển. Huyện miền núi là huyện có 2/3 số xã là miền núi. Xã vùng
cao là xã có 2/3 diện tích đất đai tự nhiên có độ cao 600m trở lên so với mặt
biển. Huyện vùng cao là huyện có 2/3 số xã là vùng cao. Và đa số các xã, huyện,
tỉnh miền núi đều có đông đông bào dân tộc thiểu số sinh sống, nên đây cũng là
vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Từ năm 2011, Chính phủ xác định: “Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các
dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”[1].
Hiện nay, việc phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi được căn cứ vào số lượng hộ
gia đình người dân tộc thiểu số sinh sống ổn định thành cộng đồng trên một đơn
vị hành chính cụ thể (tỉnh, huyện, xã, thôn) để xác định: “Các xã,
phường, thị trấn có tỷ lệ số hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ dân sinh sống
ổn định thành cộng đồng từ 15% trở lên. Các thôn, bản, làng, phum, sóc, xóm,
ấp, khu dân cư, tổ dân phố và tương đương (sau đây gọi chung là thôn) có tỷ lệ
số hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ dân
sinh sống ổn định thành cộng đồng từ 15% trở lên.”[2]. Theo tiêu chí trên, hiện nay cả nước, có
5.468 xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, chiếm 49,0% tổng số xã của toàn
quốc; phân bố chủ
yếu ở khu vực nông thôn (87,3%), thuộc phạm vi quản lý của 503/713 huyện, thị
xã, thành phố trực thuộc tỉnh, 54/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”[3].
Việc phân vùng dân tộc thiểu số và
miền núi theo trình độ phát triển là cơ sở quan trọng để các cấp, các ngành xác
định chính xác, cụ thể đối tượng, phạm vi thụ hưởng các chính sách dân tộc, qua
đó nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc
của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
[1] Chính phủ (2011), Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 05 tháng 11
năm 2011 về công tác dân tộc
[2] Quyết định Số:
33/2020/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2020 về
tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -
2025 xác định
[3] Ủy ban Dân tộc - Tổng cục
Thống kê (2019), Kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân
tộc thiểu số năm 2019, Nxb Thống
Kê, Hà Nội, tr.37.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét