Thuật ngữ dân tộc chủ yếu được sử dụng với hai
nghĩa:
Thứ nhất,
thuật ngữ
dân tộc dùng để chỉ cộng đồng tộc người (ethnic, ethnie) hình thành và phát triển
trong lịch sử, trên một lãnh thổ nhất định, có chung nguồn gốc nhân chủng, ngôn
ngữ, văn hoá và ý thức tự giác tộc người thông qua tự nhận tên gọi của dân tộc
mình. Ví như dân tộc Thái, dân tộc Chăm, dân tộc Cơ Tu,v.v. Mỗi dân tộc có thể bao gồm nhiều nhóm địa
phương có tên gọi khác nhau, nhưng có đặc điểm về ngôn ngữ, văn hóa gần gũi
nhau, như dân tộc Chứt có các nhóm: Mày, Rục, Sách, Arem, Mã Liềng.
Theo nghĩa này, dân tộc - tộc người
được nhận biết qua các đặc trưng: chung nguồn gốc nhân chủng; chung phương thức
sinh hoạt kinh tế; chung ngôn ngữ (thường
là tiếng mẹ đẻ); chung bản sắc văn hoá; chung một ý thức tự giác dân tộc, biểu
hiện cao nhất là tự nhận tên gọi của dân tộc mình. Tuy nhiên, trong thực tế có
dân tộc không có đủ các yếu tố trên, do vậy, ý thức tự giác tộc người là căn cứ
cuối cùng để xác định dân tộc. Trong cuốn sách này, thuật ngữ dân tộc chủ yếu được
hiểu theo nghĩa tộc người.
Thứ hai, thuật ngữ dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người cùng sinh sống trong một quốc gia (Nation), có chung một nhà nước, lãnh thổ, nền kinh tế, chế độ chính trị, có ngôn ngữ và văn hóa thống nhất. Ví như: dân tộc Trung Hoa, dân tộc Việt Nam... Theo nghĩa này, dân tộc có các đặc trưng: Có một lãnh thổ chung; có một nền kinh tế chung; có một ngôn ngữ giao tiếp chung trong dân tộc quốc gia - quốc ngữ, thường là ngôn ngữ của dân tộc đa số; có tâm lý văn hóa chung; có một thể chế chính trị với một nhà nước thống nhất. Trong các đặc trưng đó, đặc trưng cộng đồng kinh tế, chính trị - xã hội quan trọng nhất, đặc trưng văn hoá tạo nên bản sắc dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét