Thứ Hai, 18 tháng 3, 2019

ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG NƯỚC TA CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

Trong lịch sử dân tộc ta, các tôn giáo ở Việt Nam sống hòa thuận, luôn tôn trọng lẫn nhau, không đối đầu nhau, luôn đoàn kết chung sức, chung lòng xây dựng và bảo vệ đất nước. Những người theo các tôn giáo khác nhau có thể sống chung trong một làng, trong một dòng họ, thậm chí trong một gia đình, đã tạo nên sự gần gũi tình cảm quê hương, tình cảm gắn bó dòng tộc, thân thuộc. Các dòng tôn giáo trên thế giới chảy vào Việt Nam đã hòa quyện với văn hóa Việt Nam, trở thành một bộ phận góp phần tạo nên nền văn hóa dân tộc thống nhất nhưng đa dạng và phong phú; đồng bào các tôn giáo sống đoàn kết, hòa thuận và yên ổn làm ăn.
Trong những năm qua, các thế lực thù địch ra sức lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, kích động đồng bào có tín ngưỡng, theo tôn giáo chống đối chính quyền, đòi ly khai đã tạo ra nhiều "điểm nóng" về chính trị - xã hội, đặc biệt là khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Chúng gây mất ổn định chính trị, để tạo cớ đưa các phái đoàn quốc tế vào xem xét, “giúp” ta ổn định tình hình xã hội, nhưng thực chất là tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ, thậm chí còn để dễ bề can thiệp quân sự vào nước ta.
Điều này tuy chưa phá vỡ được khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững chắc của chúng ta; nhưng cũng xuất hiện những biểu hiện thiếu tin tưởng của đồng bào có tín ngưỡng, theo tôn giáo với bộ phận còn lại của dân tộc ở mức độ nhất định, ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việc khiếu kiện, những đòi hỏi, những yêu cầu vì lý do “tín ngưỡng, tôn giáo” ở khía cạnh này hay khía cạnh khác đã tạo nên những “điểm nóng”, gây mất ổn định, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Những sự kiện ở 48 Nhà Chung, Thái Hà (Hà Nội), Mường Nhé (Điện Biên)... trong thời gian gần đây đã cho thấy rõ tính chất nguy hiểm và tác hại không nhỏ của vấn đề đối với khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sự ổn định chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội, chúng ta đã phải mất khá nhiều công sức để xử lý tình hình.

1 nhận xét:

  1. Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.

    Trả lờiXóa