Ngay sau khi Ph. Ăngghen qua đời (năm
1895), các phần tử cơ hội, xét lại, phản bội chủ nghĩa Mác đã lên nắm quyền
lãnh đạo và lũng đoạn Quốc tế II (1889 - 1914), đòi “hạ bệ chủ nghĩa Mác”; muốn
thay chủ nghĩa Mác bằng hệ tư tưởng tư sản. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền hệ
tư tưởng phản động trong phong trào cộng sản và công nhân; đưa ra luận thuyết
ảo tưởng “hòa bình giai cấp” và chủ trương “chủ nghĩa tư bản hòa bình nhập vào
chủ nghĩa xã hội”. Nguy hiểm hơn, họ còn công khai đứng về phía giai cấp tư sản
- kẻ thù của giai cấp công nhân, ủng hộ cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa,
chống lại những người Bonsevich.
Năm 1919, Quốc tế Cộng sản ra đời đã đập
tan những ảo tưởng đó của bọn cơ hội, xét lại. Những quan điểm tiến bộ, cách
mạng, đứng vững trên lập trường mác-xít khoa học và cách mạng của Quốc tế Cộng
sản đã từng bước lấn át, đẩy lùi, khắc phục những quan điểm “lầm đường, lạc
lối” của phái “tả khuynh”, cơ hội, xét lại; giảm bớt tác hại cho phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế. Điều đó không những làm trong sạch phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế, mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển mới và
đúng hướng của phong trào. Lịch sử ra đời và tồn tại của Quốc tế Cộng sản cũng
đồng thời là lịch sử đấu tranh không ngừng nghỉ chống các phần tử cơ hội, xét
lại dưới mọi màu sắc, để khẳng định, bảo vệ và phát huy những giá trị của chủ
nghĩa Mác – Lênin trong thực tiễn. Đó là công lao to lớn đầu tiên của Quốc tế
Cộng sản.
Bài viết rất hữu ích
Trả lờiXóa