Kền kền theo từ điển Wikipedia “là tên gọi chung của một
nhóm các loài chim ăn thịt và ăn xác chết, sống ở các châu lục, ngoại trừ châu
Nam Cực và châu Đại Dương”. Trong văn hóa phương Tây kền kền thường bị coi là
đáng ghê tởm do nó gắn liền với cái chết. Một số nhà báo theo chủ nghĩa giật
gân tìm kiếm các tin tức về các vụ phạm tội đẫm máu đôi khi cũng bị gọi là
"kền kền". Các nhà đầu tư tài chính tìm kiếm các công ty hay các quốc
gia đang mắc nợ để mua các loại chứng khoán ở giá thấp cũng được gọi là các quỹ
kền kền. Các luật sư thu lợi từ cái chết, chẳng hạn thừa kế, ngộ sát hay các luật
sư trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ cũng có thể bị gọi là "kền kền".
Tưởng như kền kền chỉ là loại động vật ngoài thiên nhiên thì gần đây, một số kẻ
“tâm thần chính trị” đang tự biến mình thành kền kền bằng việc chuyên săn lùng,
tạo dựng những câu chuyện về cái chết của người khác để bàn tán với thái độ
sung sướng, vui vẻ như tìm được miếng mồi ngon để thưởng thức – đúng với bản chất
của loài chim kền kền.
Sau khi cố Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh mất,
các trang mạng phản động, các đối tượng phản động liên tục đăng tải các bài viết
xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh của ông trên mạng xã hội. Trong đó, chúng tiếp tục
diễn bài xuyên tạc về sự kiện Gạc Ma, cho rằng có lệnh “không được nổ súng” đưa
tới việc 64 chiến sỹ của ta hi sinh, đặt ra câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của
ông liên quan đến sự kiện này trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Xin được
nói rằng, Tạo dựng câu chuyện “không được nổ súng” trong vụ Gạc Ma để bôi nhọ
uy tín của ông, tôi nghĩ là chiêu hèn. Vì nó không đúng sự thật và nó đã bị những
người trong cuộc, các vị lão thành lên án, vạch trần rất nhiều, nhất là sau khi
cuốn sách “Gạc Ma - vòng tròn bất tử” được ban hành và sau đó phải thu hồi.
Nên nhớ, thời kỳ ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
tranh chấp biên giới trên bộ và trên biển rất nhiều mà nếu không có tài năng, sự
mưu lược của ông, Tổ quốc Việt Nam sẽ không còn nguyên hình dạng như bây giờ.
Thậm chí, chúng ta còn mở rộng và củng cố rất nhiều vị trí trên các đảo chìm và
đảo nổi ở Trường Sa. Sau sự kiện 14/3/1988 dưới sự chỉ đạo của của Đảng, Nhà nước,
Bộ quốc phòng và Đại tướng Lê Đức Anh, cả nước hướng về Trường Sa. Nguồn lực đầu
tư cho Trường Sa được huy động, hệ thống công trình trên quần đảo Trường Sa được
đầu tư và tập trung lực lượng xây dựng theo hướng cơ bản vững chắc, tăng cường
khả năng phòng thủ, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đại tướng Lê Đức Anh
chính là Bộ trưởng Bộ quốc phòng đầu tiên ra Trường Sa kiểm tra chỉ đạo nhiệm vụ
xây dưng và bảo vệ quần đảo Trường Sa, tiếp thêm sức mạnh giúp lực lượng Hải
quân yên tâm bám biển, củng cố và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại đây.
Nếu ai am hiểu lịch sử sẽ còn nhớ, Đại tướng Lê Đức
Anh, người đã chỉ huy cánh quân tiến vào, mở toang của ngõ Sài Gòn, đó là lý giải
tại sao chúng lại xuyên tạc, bôi xấu hình ảnh của ông ngay khi ông vừa mất. Ông
cha ta có câu "Nghĩa tử là nghĩa tận", qua sự việc lần này, nó càng
cho thấy bản chất vô đạo đức, không còn tính người.
Mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.
Trả lờiXóabạn nói rất đúng
Xóa