Ngày nay, ngành truyền thông nói chung, báo chí nói
riêng phản ánh bộ mặt xã hội, là sự thể hiện trình độ văn hóa, văn minh và bản
chất của một dân tộc, một chế độ chính trị. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta
luôn quan tâm đến công tác báo chí.
Ngày 3-4-2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã
ký Quyết định 362/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí
(QHBC) toàn quốc đến năm 2025. Nội dung QHBC theo hướng cách mạng, chuyên
nghiệp, hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, tuyên truyền đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo đồng thuận trong xã hội, định
hướng tư tưởng và thẩm mỹ, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con
người Việt Nam.
Trên cơ sở QHBC, Nhà nước sẽ có cơ sở để đề ra cơ chế,
chính sách tài chính, đào tạo, tạo điều kiện cần thiết cho báo chí phục vụ nhiệm
vụ chính trị, tuyên truyền đồng thời khuyến khích các cơ quan báo chí tăng cường
huy động nguồn lực phát triển nhưng phải bảo đảm đúng tôn chỉ, mục đích, không
chạy theo lợi nhuận thuần túy, không để tư nhân sở hữu báo chí, không để nhóm lợi
ích chi phối báo chí.
Kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng năm nay, chúng ta có
nhiều niềm vui lớn. Bên cạnh những thành tựu kinh tế xã hội là vị thế quốc gia,
dân tộc được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tại khóa họp thứ 73, Đại hội đồng
Liên Hợp quốc (LHQ) ngày 7-6-2019, Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường
trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu gần như tuyệt đối. Đó
là minh chứng sống động cho thấy uy tín, vị thế của Việt Nam ngày càng được
nâng cao trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, xã hội ta cũng đang đối mặt với nhiều thách
thức. Đó là duy trì nhịp độ tăng trưởng, hạn chế phân cực giàu nghèo, âm mưu và
hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, đặc biệt là những biểu
hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”, tình trạng tham nhũng, tiêu cực.
Cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, suy thoái về
tư tưởng chính trị hiện nay diễn ra trong bối cảnh internet, mạng điện tử phát
triển mạnh mẽ, đặt ra nhiều thách thức mới với nhà báo, người cầm bút.
Những thủ đoạn của các thế lực thù địch, những phần tử
cơ hội chính trị, những kẻ tự xưng là “người bất đồng chính kiến” thường chỉ trích,
phê phán rằng xã hội ta là “độc tài”, là “phản phát triển”, mất tự do, dân chủ,
nhất là xuyên tạc Việt Nam “không có tự do báo chí”! Chúng cổ vũ cho mô hình xã
hội tư bản chủ nghĩa (TBCN) hiện đại, tâng bốc tự do dân chủ, tự do báo chí kiểu
phương Tây.
Bác bỏ những thông tin xấu độc, những quan điểm chống
phá của các thế lực thù địch, báo chí, người cầm bút cần chỉ ra bản chất, chân
lý. Chân lý ở đây không phải là mô hình xã hội nào tiên tiến hơn mà là mô hình
xã hội phù hợp với bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội và lịch sử của dân tộc.
Đấu tranh với các thủ đoạn của các thế lực thù địch, nhà báo, người cầm bút cần
dựa trên quan điểm chính trị của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.
Hiện nay, dư luận đang bức xúc với những biểu hiện
thương mại hóa báo chí, đặt nặng lợi ích kinh doanh, lợi nhuận khiến thông tin
truyền tải bị “méo mó”. Không ít báo chí coi nhẹ việc đưa những thông tin chân
thực, những mặt tốt đẹp của dân tộc, của đời sống xã hội mà tập trung vào các mặt
tiêu cực, lệch lạc. Từ kỹ thuật câu view, câu like bằng mọi giá như rút tít
(title) giật gân, ly kỳ, tìm kiếm những câu chuyện “tiền, tình, tù, tội” đến việc
“hư cấu” đưa thông tin không kiểm chứng…
Nhân dân mong rằng trong thời gian tới, không còn những
biểu hiện sai lệch về chính trị, tư tưởng, gây phương hại đến an ninh quốc gia.
Phòng ngừa, ngăn chặn những trường hợp nhà báo lợi dụng quyền hạn để “đánh”
doanh nghiệp với mục đích dọa dẫm để kiếm “phong bì”, thu lợi bất hợp pháp… Bởi
vậy có thể nói, để thực hiện được trọng trách của mình, báo chí cũng cần đấu
tranh với những biểu hiện suy thoái trong đội ngũ những người làm báo, những
người cầm bút.
Nhân dân mong rằng có nhiều hơn những bài báo phát hiện
những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất như vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ bổ nhiệm
cán bộ sai quy định, sai nguyên tắc ở Thanh Hóa... Hoặc gần đây, từ phóng sự về
vụ chùa Ba Vàng ở Uông Bí, Quảng Ninh đã buộc cơ quan chức năng vào cuộc giải
quyết rốt ráo việc lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi bất chính.
Không gian đổi mới, sáng tạo rộng mở và chính báo chí
đã đồng hành, giúp cơ quan chức năng phát hiện, đấu tranh có hiệu quả tệ tham
nhũng, tiêu cực, các biểu hiện lệch lạc trong đời sống xã hội.
Thế nhưng, nhiều hãng báo chí phương Tây vẫn “bổn cũ
soạn lại”, nhai lại điệp khúc xuyên tạc, bịa đặt về tự do báo chí ở Việt Nam. Họ
phỏng vấn những cá nhân vi phạm pháp luật Việt Nam, bị xử lý, chụp mũ dưới danh
nghĩa “bất đồng chính kiến” để vu cáo rằng: quản lý báo chí là bóp nghẹt tự do
ngôn luận, là ép báo chí phải thực hiện “cái gậy chỉ huy của Đảng Cộng sản Việt
Nam”…
Những kẻ đưa tin xấu độc phê phán sự lãnh đạo, quản lý
báo chí, xuyên tạc về tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam thường là những
đối tượng phạm pháp, cơ hội chính trị, làm tay sai cho các thế lực chống phá Việt
Nam.
Chúng ta tin tưởng rằng, với truyền thống của báo chí
cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng, giới báo chí Việt Nam nhất định
sẽ bảo vệ và tôn tạo một nền báo chí vì Tổ quốc, vì nhân dân, tôn trọng sự thật
và góp phần bảo đảm quyền con người.
Mỗi người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóabạn nói rất đúng
Xóa