Chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử,
mà tiêu biểu là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp
cận vấn đề quyền con người trong mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn.
Cụ thể là về lý luận, quyền con người mang tính tự nhiên - xã hội của bản chất
con người, thể hiện lý tưởng giải phóng - phát triển con người toàn diện và tự
do. Về thực tiễn, quá trình hình thành, bảo đảm quyền con người luôn có tính đặc
thù về xã hội, như truyền thống văn hóa dân tộc, trình độ sản xuất vật chất -
tinh thần của xã hội và giai cấp. Trong khi đó, các lý thuyết đương đại khác tiếp
cận vấn đề quyền con người có phần phiến diện. Chẳng hạn, thuyết nhân quyền tự
nhiên được coi là thuyết nhân quyền phổ quát nhưng khi thể hiện giá trị nhân
quyền phương Tây thường vấp phải sự thờ ơ, phản ứng khi vận dụng vào thực tiễn
với các truyền thống văn hóa khác nhau của các dân tộc trên thế giới. Quan điểm
nhân quyền pháp lý không thấy được giá trị cần phải có của đạo đức, văn hóa
trong bảo đảm quyền con người. Trong khi đó, thuyết tương đối văn hóa thì nhấn
mạnh, có khi thiên về truyền thống văn hóa trong bảo đảm quyền con người. Hệ quả
chung của các cách tiếp cận phiến diện đó là sự bàng quang, vi phạm, hay biện
minh cho những yếu kém trong thực tiễn bảo đảm quyền con người.
Nọi dung bài viết rất hay, xin cảm ơn
Trả lờiXóabài viết rất ý nghĩa
Trả lờiXóa