C. Mác và Ph. Ăngghen trên cơ sở tổng kết
thực tiễn nhân quyền tư sản và phê phán các tư tưởng về quyền con người trong
xã hội tư sản, đã xây dựng thế giới quan khoa học mới về quyền con người là chủ
nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử nhằm xem xét một cách thống nhất giữa thuộc
tính tự nhiên - xã hội của bản chất con người cũng như giữa lý luận và thực tiễn
của quyền con người. Theo các ông, phương thức sản xuất tạo thành cơ sở hạ tầng
kinh tế, làm phát sinh, phát triển các mối quan hệ xã hội của con người, như đạo
đức, chính trị, nhà nước, pháp luật và quyền con người.
C. Mác khẳng định, quyền con người được luật
pháp hóa thì thành quyền công dân theo nguyên tắc: “Không có quyền lợi nào mà
không có nghĩa vụ, không có nghĩa vụ nào mà không có quyền lợi”, “Quyền
không bao giờ có thể ở mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa do
chế độ kinh tế đó quyết định”; tương ứng với những thời đại khác nhau và những
cơ sở kinh tế - xã hội khác nhau thì có quyền khác nhau. Nghĩa là, quan niệm về
quyền con người không bất biến, mà biến đổi trong lịch sử.
Quyền con người, nếu xét một cách toàn diện,
gồm quyền sống, quyền lao động và quyền tự do. Bởi lẽ, các quyền này thể hiện
ba phương diện cốt lõi của đời sống con người: Con người trước hết phải được tồn
tại (quyền sống); con người phải được hoạt động (quyền lao động); con người phải
được khẳng định, được phát triển (quyền tự do). Nhưng dưới chủ nghĩa tư bản,
quyền sở hữu tư nhân được phát triển thành nhân quyền; và tính giai cấp của
quyền con người được bộc lộ ra một cách sâu sắc. Quyền con người trước tiên là
“ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật pháp”. Đồng thời, quyền
con người cũng là kết quả phát triển trong xã hội và thành tựu đấu tranh của
con người được nhà nước và xã hội thừa nhận dưới hình thức pháp luật, được pháp
luật bảo vệ.
Do sự hạn hẹp của “pháp quyền tư sản” nên
quyền con người chỉ là đặc quyền của một thiểu số thành viên xã hội. Để bảo đảm
một cách thực tế và toàn diện quyền con người, chủ nghĩa Mác - Lênin nhấn mạnh
phải đấu tranh cho dân chủ; coi việc “giành lấy dân chủ” là mục tiêu cơ bản của
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh xã hội hóa các quan hệ
sản xuất và thực hiện đầy đủ các quyền dân chủ, để từng bước bảo đảm các quyền
con người cho đại đa số thành viên xã hội. Trên cơ sở đó, từng bước thực hiện mục
tiêu cao nhất của xã hội loài người là giải phóng và phát triển toàn diện con
người nhằm bảo đảm “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát
triển tự do của tất cả mọi người”.
Quyền con người dưới chủ nghĩa xã hội, trước
hết là bảo đảm một cách thực tế các quyền tồn tại và phát triển của con người
(gồm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa). Quyền con người dưới chủ nghĩa xã hội
phải toàn diện: bảo đảm tất cả các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và
văn hóa; bảo đảm cả quyền cá nhân và quyền tập thể; bảo đảm tự do và công bằng,
bình đẳng, quyền con người thống nhất với quyền công dân, như đã được đề cập
trong “Tuyên ngôn quyền lợi nhân dân lao động bị bóc lột” do V. I. Lênin khởi
thảo tháng 01-1918. Trong “Cương lĩnh dân tộc” (năm 1913), V. I. Lê-nin khẳng định
các quyền dân tộc cơ bản chính là quyền dân chủ, gồm: quyền bình đẳng, quyền tự
quyết và quyền liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Các quyền đó đồng thời
cũng là các nguyên tắc để duy trì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc, nhằm gắn
việc thực hiện các quyền này với nâng cao mức sống, bảo vệ sức khỏe, giáo dục
văn hóa và tôn trọng quyền con người.
Trên cơ sở lập trường của chủ nghĩa Mác -
Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta qua các giai đoạn cách mạng đã tiếp cận
vấn đề quyền con người từ quyền của người dân mất nước và quyền của người lao động,
từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta khẳng định: Chủ nghĩa xã hội là chế độ tốt
nhất bảo đảm quyền con người cho nhân dân Việt Nam. Sự vận dụng, phát triển
sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta là không quên quyền lợi của bất kỳ
một giai tầng xã hội nào, từ nhi đồng, thiếu niên, đến thanh niên, phụ nữ, phụ
lão, công nhân, nông dân, bộ đội, trí thức, đồng bào dân tộc thiểu số và tôn
giáo, người khuyết tật, người dân mất nước... Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta
xác định dân là chủ thì mới làm chủ và coi quyền cá nhân phải gắn với quyền tập
thể, với quyền của toàn thể xã hội; bảo đảm quyền lợi của nhân dân Việt Nam, đồng
thời tôn trọng quyền lợi của các dân tộc khác. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh
yêu cầu cán bộ, đảng viên phải là “công bộc”, là tấm gương phục vụ quyền lợi của
nhân dân; đề ra nguyên tắc “trăm điều phải có thần linh pháp quyền” trong tổ chức
xây dựng, vận hành chế độ dân chủ với Nhà nước của dân, do dân, vì dân; trong
đó, việc bảo đảm quyền con người là trách nhiệm trước tiên của Đảng, Nhà nước.
Nét đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
ta là kế thừa, phát triển quyền con người “tự nhiên” của mỗi cá nhân thành quyền
đương nhiên của mọi dân tộc; đúc kết tư tưởng cốt lõi về quyền con người vào
các giá trị: độc lập - tự do - hạnh phúc cho mỗi người và mọi người; trong đó,
“nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng
có nghĩa lý gì”.
Bài viết rất hấp dẫn
Trả lờiXóaĐảng ta thật vĩ đại
Trả lờiXóa