Chuyến thăm, làm việc tại Na Uy của Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc gần đây mang lại nhiều kết quả tốt đẹp, trong đó có việc ký kết
hợp tác kinh tế. Trong bối cảnh giá điện tăng khiến người dân lo lắng thì thông
tin sắp tới Tập đoàn Scatec Solar của Na Uy sẽ đầu tư 500 triệu USD vào điện mặt
trời tại Việt Nam; đồng thời xây dựng phòng thí nghiệm giúp Việt Nam nghiên cứu,
chuyển giao và tiến đến xuất khẩu công nghệ năng lượng tái tạo được dư luận rất
hoan nghênh.
Vậy mà một số trang mạng vẫn cố tình bóp méo, xuyên tạc
rằng, các dự án điện mặt trời sẽ tàn phá cảnh quan, môi trường ven biển như ở
Bình Định, một dự án điện mặt trời lớn đã phải hủy bỏ vì lý do gây ô nhiễm môi
trường. Song theo các chuyên gia, điện mặt trời hoàn toàn không gây ô nhiễm. Cơ
quan chức năng ở Bình Định cho biết, từng có âm mưu thủ đoạn bịa đặt thông tin
để kích động người dân phản đối, tạo điểm nóng ở địa phương.
Vài năm gần đây, trên không gian mạng liên tục xuất hiện
nhiều trang web, trang mạng xã hội với danh nghĩa BVMT, bảo vệ động vật hoang
dã, vì hệ sinh thái và phát triển bền vững… nhưng luôn gắn với việc phản đối một
vài dự án kinh tế-xã hội (KT-XH) nào đó ở các địa phương. Cứ ở đâu có các dự án
du lịch, du lịch sinh thái gắn với danh lam thắng cảnh thì ở đó lại xuất hiện một
số trang mạng “chuyên đề” phản đối. Từ chuyện làm cáp treo ở chùa Hương, ở
Fansipan đến chuyện bảo vệ Sơn Trà, Tam Đảo hay hang Sơn Đoòng… Họ đưa ra những
lời "có cánh" kêu gọi người dân chung tay, tham gia ký các văn bản được
gọi là "kiến nghị" gửi lên Chính phủ, thậm chí gửi ra các tổ chức quốc
tế. Không ít người nhẹ dạ cả tin làm theo mà không biết rằng, đứng sau các hoạt
động ấy núp dưới danh nghĩa "tổ chức xã hội dân sự", các "nhà
dân chủ" trở thành những chuyên gia kích động chống phá đất nước.
Như ở Đà Nẵng, Vĩnh Phúc gần đây xuất hiện các
trang facebook và blog kêu gọi người dân BVMT sinh thái, phản
đối một số dự án KT-XH. Các trang này hoạt động như những tờ báo điện tử với
nhiều bài viết của một số cây bút chuyên nghiệp, những hot facebooker nhưng nhiều
hơn cả vẫn là các “nhà dân chủ”, những người tự xưng là nhân sĩ, trí thức có tiếng
nói đối lập với chính quyền. Đặc biệt, các trang này xuất hiện công khai tư
cách của nhóm Green Trees-một nhóm tự xưng là tổ chức xã hội dân sự có hơn
10.000 thành viên, do các đối tượng chuyên chống phá Đảng, Nhà nước, như: Phạm
Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn, Trịnh Hữu Long giật dây. Những đối tượng này từng
đứng sau kích động tụ tập, biểu tình phản đối dự án thay thế cây xanh ở Hà Nội,
sau đó kích động biểu tình nhân sự cố môi trường biển miền Trung. Đối tượng Phạm
Đoan Trang đã công khai gọi là “cách mạng cá”. Gần đây, từ khi đối tượng Nguyễn
Anh Tuấn được đào tạo ở nước ngoài về nước định cư tại Đà Nẵng, chúng áp dụng
nhiều chiêu trò kích động, lợi dụng vấn đề môi trường sinh thái để lôi kéo người
dân giống như đã làm ở Hà Nội. Chúng không giấu giếm ý đồ sau “cách mạng cây”,
“cách mạng cá” sẽ có thể là “cách mạng voọc” ở Đà Nẵng khi thổi phồng vấn đề
môi trường sinh thái. Ở địa phương này, dưới sự kích động của chúng, từng xảy
ra các phong trào ký đơn tập thể, tụ tập vì môi trường...
Mọi sự kiện nổi bật đều bị bọn phản động lợi dụng để xuyên tạc, bịa đặt; gây tâm lý hoài nghi, gây mất ổn định về an ninh chính trị. Chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước luận điệu sai trái của kẻ thù.
Trả lờiXóa