Trong giai đoạn hiện nay, các thế lực thù địch đang
tăng cường chống phá cách mạng nước ta bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và quyết
liệt. Dưới chiêu bài "dân chủ, nhân
quyền”, họ tự xưng mình là những người có "sứ mệnh" đấu tranh cho dân
chủ, nhân quyền Việt Nam. Vậy thực chất quan điểm chính trị của họ là gì? Họ
thường xuyên đăng tải những thông tin sai trái, thù địch, bịa đặt những vấn đề
"dân chủ, nhân quyền" nhằm nói xấu chế độ ở Việt Nam.
Dân
chủ, nhân quyền được xem là giá trị chung của nhân loại. Các dân tộc không phân
biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển và bản sắc văn hóa đều có đóng góp
nhất định vào giá trị chung đó. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn đời sống
chính trị quốc tế cho thấy, không có mô hình "chuẩn" về dân chủ, nhân
quyền, mà chỉ có những mô hình cụ thể dựa trên những giá trị phổ quát được ghi
nhận trong các văn kiện quốc tế về quyền con người. Tương tự như quan hệ giữa
"cái chung", "cái phổ biến" với "cái đặc thù",
"cái đơn nhất" trong triết học, những giá trị phổ quát về dân chủ,
nhân quyền chỉ có thể thông qua các mô hình chính trị - xã hội cụ thể để biểu
hiện. Nói một cách đơn giản là, dân chủ, nhân quyền có nhiều mô hình, tùy thuộc
vào điều kiện lịch sử, truyền thống và văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Điều
này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Thế nhưng, trên mạng xã hội hiện nay,
có một số tổ chức, cá nhân tự nhận mình là "nhà dân chủ", sùng bái mô
hình dân chủ, nhân quyền của phương Tây, coi đó là "chuẩn", là
"mặc định". Từ đó, họ ra sức xuyên tạc, vu cáo, phủ nhận chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực
dân chủ, nhân quyền, nhằm hướng sự phát triển của đất nước ta theo mô hình dân
chủ, nhân quyền của phương Tây.
Không
chỉ phủ nhận chế độ dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, các thế lực thù địch còn ra
sức tô vẽ, sùng bái mô hình "dân chủ, nhân quyền" của phương Tây. Họ
tuyệt đối hóa các giá trị phổ quát về quyền con người theo mô hình của phương
Tây, cố tình tảng lờ một số quyền con người sẽ bị hạn chế đã được ghi trong
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (năm 1966). Theo cách nói của
họ, Nhà nước Việt Nam đã vi phạm quyền con người ở Điều 18 (Về quyền tự do tư
tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo), Điều 19 (Về quyền tự do ngôn luận, báo chí), Điều
21, 22 (Về quyền hội họp hòa bình, quyền lập hội...) trong Công ước quốc tế về
các quyền dân sự, chính trị (năm 1966) mà Việt Nam đã ký kết. Tuy nhiên, họ
không hề đề cập đến việc thực hiện những quyền nêu trên đều có thể bị hạn chế
(trong pháp luật quốc gia) là vì "an ninh quốc gia, an toàn và trật tự
công cộng, để bảo vệ sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng, hoặc các quyền và tự
do của người khác". Gần đây, họ còn có "sáng kiến": Phát triển
blog, hình thành "xã hội ảo", "công dân ảo" và sử dụng các
trang mạng xã hội nhằm phát tán, thu gom, lưu trữ các bài viết. Qua đó, họ ra
"Tuyên bố", lập bản "Kiến nghị", kêu gọi "ký
tên"... ủng hộ các quan điểm cực đoan, sai trái. Chẳng hạn như: Tuyên bố
72 ra bản "kiến nghị" về sửa đổi Hiến pháp theo mô hình dân chủ đa
nguyên, chế độ cộng hòa tổng thống; Tuyên bố về việc thực thi các quyền dân sự,
chính trị, kêu gọi Nhà nước thực thi các quyền tự do, dân chủ theo các
"chuẩn mực nhân quyền phổ quát" (không tính tới tính đặc thù, lịch sử
và văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc); Tuyên bố 258, kêu gọi xóa bỏ Điều 258
(Về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, Bộ luật
Hình sự 1999 của Nhà nước ta)...
Gắn
liền với những hoạt động trên, các nhà tự xưng là "dân chủ, nhân
quyền" còn lợi dụng bầu không khí dân chủ của đất nước để thực hiện một số
hoạt động "thực", như: Trao văn bản đến lãnh đạo cấp cao của Đảng và
Nhà nước, đến các cơ quan chức năng, thậm chí trao văn bản tới các đại sứ quán,
lãnh sự quán nước ngoài và tổ chức quốc tế ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh...
Để tránh sự trừng phạt của pháp luật, họ "lách luật" bằng cách lợi
dụng quyền "phản biện" (thực chất là để phản bác, phủ nhận), tuyên bố
"chỉ thực hiện các quyền con người về quyền tự do, dân chủ được ghi trong
các Công ước quốc tế về quyền con người mà Nhà nước Việt Nam đã tham gia"
và chỉ hoạt động "ôn hòa", "bất bạo động"... Thực tiễn đời
sống chính trị quốc tế cho thấy, các cuộc bạo loạn, lật đổ chế độ xã hội hiện
hữu thường bắt đầu bằng những hành động gọi là "bất bạo động",
"ôn hòa" kiểu ấy. Do vậy, những hành vi vi phạm pháp luật của họ sẽ
bị pháp luật trừng trị nghiêm minh.
Những
hoạt động nói trên của những kẻ lợi dụng "dân chủ", "nhân
quyền" cũng như của các thế lực thù địch chẳng qua chỉ là trò bịa đặt,
"bóp méo sự thật". Hành động của họ chẳng lừa được ai, chắc chắn sẽ
bị lên án, bác bỏ.
Nhìn lại những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm dân chủ, nhân quyền, có thể khẳng định rằng, đó là những thành tựu to lớn, không thể phủ nhận được. Những "phát biểu", "điều trần" của cá nhân này, tổ chức nọ nhằm bóp méo tình hình nhân quyền ở Việt Nam chỉ là những tiếng nói lạc lõng, xa lạ với cộng đồng quốc tế. Nó đã, đang và tiếp tục bị cộng đồng quốc tế vạch trần, lên án./.
Người dân Việt Nam cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.
Trả lờiXóaChúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa