Với 145 phiếu ủng hộ, Việt
Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong phiên bỏ phiếu cuối ngày
11-10 (giờ Việt Nam).
Đây là lần thứ hai Việt
Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ). Năm 2013, Việt Nam lần đầu
tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 - 2016.
14 thành viên mới đắc cử
của Hội đồng Nhân quyền sẽ đảm nhiệm trọng trách trong nhiệm kỳ ba năm, bắt đầu
vào tháng 1-2023.
Tại khóa họp thường kỳ lần
thứ 51 của Hội đồng Nhân quyền diễn ra từ ngày 12-9 đến 7-10 vừa qua, Đại sứ Lê
Thị Tuyết Mai - trưởng đoàn đại biểu Việt Nam dự khóa họp, đã nhấn mạnh các ưu
tiên và cam kết của Việt Nam khi ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ
2023 - 2025.
Đại sứ tái khẳng định chủ
trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước là lấy con người làm trung
tâm của phát triển, bảo đảm người dân được chia sẻ những thành quả của quá
trình phát triển.
Đại sứ cũng nêu bật các nỗ
lực, cam kết và thành tựu cũng như khả năng đóng góp của Việt Nam cùng cộng đồng
quốc tế trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên thế giới.
Việt Nam luôn thúc đẩy đối
thoại, hợp tác tại hội đồng trên tinh thần khách quan và xây dựng, gắn liền với
các trọng tâm của LHQ và quan tâm chung của cộng đồng quốc tế như phát triển bền
vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ và thúc đẩy quyền của các nhóm dễ bị
tổn thương, bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.
Theo Bộ Ngoại giao, trả lời
phỏng vấn báo chí ngay sau khi công bố kết quả, Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng
Ngoại giao Phạm Quang Hiệu khẳng định kết quả này không chỉ cho thấy sự ghi nhận
của cộng đồng quốc tế đối với thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam mà
còn là thành quả từ sự chỉ đạo sát sao và tham gia trực tiếp của lãnh đạo cấp
cao, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò của các cơ quan
truyền thông, báo chí trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
Chia sẻ ý kiến này, Đại sứ
Đặng Hoàng Giang, trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ, cho biết lần ứng cử này Việt
Nam đối mặt với mức độ cạnh tranh cao, nhất là trong nhóm châu Á - Thái Bình
Dương. Tuy nhiên, với sự đồng hành của các bộ, ngành, đội ngũ cán bộ ngoại giao
cả trong và ngoài nước, với sự vận động bài bản, chủ động, sáng tạo, đồng bộ và
hiệu quả thời gian qua, Việt Nam đã trúng cử lần thứ hai Hội đồng Nhân quyền
LHQ.
Hội đồng Nhân quyền LHQ
trực thuộc Đại hội đồng LHQ, được thành lập năm 2006, là cơ chế quan trọng nhất
về quyền con người trong hệ thống LHQ.
Hội đồng có một hệ thống
các cơ quan, cơ chế trực thuộc đặc biệt, được quan tâm và tham gia rộng rãi, đầy
đủ nhất là Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR).
Hội đồng Nhân quyền LHQ gồm 47 thành viên có nhiệm kỳ ba năm, được xem là diễn đàn đối thoại, hợp tác và thúc đẩy cân bằng tất cả các quyền con người, kể cả quyền phát triển. Hội đồng hoạt động trên cơ sở khách quan, hợp tác và đối thoại, trên tinh thần xây dựng, không thiên vị, chọn lọc, chính trị hóa và tiêu chuẩn kép.
Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế
Trả lờiXóa