Trong thời gian
qua, trước những khó khăn về kinh tế-xã hội do
ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 chưa được giải quyết và
những diễn biến phức tạp trong khu vực… lợi dụng tình hình này, những kẻ cơ hội
chính trị, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đã xuyên tạc
tình hình, hòng bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội Việt Nam. Họ viết và tán phát trên
mạng rằng: "Đàn áp về nhân quyền ở Việt Nam ngày càng gia tăng";
"các quyền của người dân, trong đó có dân chủ, quyền lập hội, biểu tình…
không được thực hiện, trái lại ngày càng bị bóp nghẹt...". Vậy dân chủ đã
và đang được bảo đảm ở Việt Nam như thế nào?
Đặc trưng nền dân
chủ của Việt Nam là tất cả mọi người đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; chế độ
dân chủ của Việt Nam dựa trên hệ thống chính trị các cấp-đó là chế độ sinh hoạt
của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; là tiếng nói của Mặt trận Tổ quốc và của
các đoàn thể xã hội luôn luôn được tôn trọng. Ở đây tiếng nói, nguyện vọng của
người dân được bảo đảm thông qua các đại diện của mình.
Một trong những đặc
trưng của nền dân chủ ở Việt Nam là chế độ dân chủ do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo và cầm quyền. Tuy nhiên, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
phải tuân thủ nguyên tắc: “1. Đảng Cộng sản Việt Nam-đội tiên phong của giai cấp
công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt
Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn
bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu
trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; 3. Các tổ chức của Đảng
và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp
luật". (Điều 4, Hiến pháp 2013).
Ngay từ khi cách mạng
thành công (tháng 8-1945) cho đến thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc
biệt quan tâm đến dân chủ ở cấp cơ sở. Theo đó. Tổng Bí thư Đỗ Mười chỉ đạo ban
hành Chỉ thị số 30 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Nội dung
quy chế dân chủ ở cơ sở gồm: Bảo đảm để mọi người dân ở cơ sở được thông tin về
pháp luật, các chủ trương, chính sách của Nhà nước…; có quy chế và các hình thức
để nhân dân, cán bộ, công chức ở cơ sở được bàn bạc và tham gia ý kiến vào các
chủ trương, chính sách, nhiệm vụ công tác chuyên môn, công tác cán bộ... của
chính quyền, cơ quan, đơn vị; có quy định về việc để nhân dân bàn và quyết định
dân chủ đối với những loại việc liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân
trên địa bàn; cơ chế để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức ở cơ sở trực tiếp
và thông qua, gồm: Mặt trận, các đoàn thể, ban thanh tra nhân dân kiểm tra,
giám sát hoạt động của chính quyền, thủ trưởng cơ quan,…
Sau Chỉ thị 30,
Chính phủ đã luật hóa bằng nghị định của Chính phủ. Dựa trên chỉ thị và nghị định
về dân chủ, Nhà nước Việt Nam đã ban hành hàng trăm văn bản nhằm bảo đảm quyền
dân chủ của người dân ở cơ sở, bao gồm cả quyền dân chủ của cán bộ, công chức,
của cán bộ, nhân viên ở các doanh nghiệp… Cho đến nay, chế độ dân chủ ở Việt
Nam đã và đang được thực hiện nghiêm túc ở các cấp, từ cơ sở xã phường, cơ
quan, cho đến Quốc hội. Tất cả những vấn đề từ đời sống thường nhật cho đến vấn
đề độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ đều được người dân
quan tâm và có quyền tham gia.
Những ý kiến xuyên tạc, phủ nhận thành tựu về dân chủ có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nhận thức không đầy đủ về dân chủ. Ở nhiều quốc gia phương Tây, dân chủ thường gắn với các hoạt động chống chính phủ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs)… Đó là các cuộc tụ tập đông người, phá hủy các công trình công cộng, xúc phạm cá nhân, quan chức từ cấp thấp cho đến tổng thống. Quyền tự do báo chí cũng có nội dung tương tự… Trách nhiệm của người đưa tin, của cơ quan quản lý báo chí thường rất nhẹ. Vì vậy dùng tiêu chí dân chủ, nhân quyền của phương Tây để xem xét, đánh giá chế độ dân chủ của Việt Nam là một sai lầm về chính trị và thiếu sót về phương pháp luận. Do đó, cần nhận thức đúng, về mặt nguyên tắc, nền dân chủ của Việt Nam là một nền dân chủ có kỷ cương, có tổ chức, có hệ thống.
Chúng ta phải tích cực đấu tranh vạch trần bộ mặt nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận ở các tài khoản của bọn chúng.
Trả lờiXóa