Hiện nay, trên các trang
mạng xã hội, blogger cá nhân xuất hiện một số tổ chứ Quốc tế có thâm thù, kỳ thị
với chế độ chính trị và Nhà nước ta, đã lấy vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” làm
cái cớ để xuyên tạc, vu cáo Việt Nam “vi phạm nhân quyền”. Họ xuyên tạc, boi
den tình hình nhân quyền ở Việt Nam rằng: “Việt Nam là một quốc gia mà tôn giáo
nằm dưới sự chi phối của chính phủ”, “Việt Nam đang cô đơn" vv... Tuy
nhiên, cho dù họ có ra sức chống phả, xuyên tạc, bôi đen với chiêu trò nào đi
chăng nữa cũng không thể phủ nhận, xóa bỏ những thành quả to lớn về bảo đảm quyền
con người mà Đảng và Nhà nước ta đã đạt được trong những năm vừa qua.
Trong cương lĩnh, đường lối
của Đảng ta từ khi thành lập đến nay, Đảng luôn nhất quán quan điểm xem quyền
con người là mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng
định những cam kết quốc tế của Nhà Nước ta với cộng đồng quốc tế về quyền con
người: Coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo
vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và
thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký kết. Hiến pháp
năm 2013 đã dành cả một chương (chương II) quy định về quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, nêu rõ: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bao đảm theo hiến pháp và pháp
luật” (khoản 1, Điều 14)
Cho đến nay, Việt Nam đã
gia nhập, ký kết nhiều công ước quốc tế cơ bản về quyền con người và công ước
chuyên biệt về quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương như: “Công ước quốc tế
về Quyền Dân sự, Chính trị, năm 1966; Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt
đối xử với phụ nữ” “Công ước chống tra tấn” (CAT) và “Công ước của Liên hợp quốc
về Quyền của người khuyết tật, năm 2014.vv...
Trên thực tế, các quyền về
dân sự, chính trị, quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo và quyền của các dân tộc thiểu số được bảo đảo ngày càng tốt hơn.
Quyền tự do ngôn luận báo chí ngày càng được bảo đảm đầy đủ và phát triển tốt.
Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, việc bảo đảm quyền con người được thực
hiện ngày càng tốt hơn thông qua tốc độ tăng trưởng kinh tế. Bình quân thu nhập
đầu người tăng lên; tỷ lệ hộ ghèo giảm xuống, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ
trợ cho nhóm ghèo, hộ ghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số
vv…
Những thành tựu trên đây là cơ sở chính trị, pháp lý vững chắc, chứng minh quyền con người ở Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm đầy đủ. Các thế lực thù địch dù có dung mưu thâm, kế hiểm thế nào đi chăng nữa cũng không thể phủ nhận kết quả bảo đảm quyền con người ở Việt Nam.
Những nỗ lực thúc đẩy và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế đánh giá rất cao.
Trả lờiXóa