Hiện nay, các thế lực thù địch,
phản động, cơ hội chính trị đã ra sức tung hô luận điệu cho rằng,
việc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam chỉ là “khẩu hiệu suông, mị dân”. Chúng tung tin sai
lệch, xuyên tạc việc tiến hành công tác này ở Việt Nam, từ đó gây hoài nghi trong nhân dân vào các cấp
lãnh đạo, hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, làm mất niềm tin của nhân
dân vào Đảng và chế độ, tạo hoài nghi về quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và
Nhà nước ta hiện nay. Đồng thời, phá hoại sự đoàn kết trong Đảng, chia rẽ cán
bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân và sự đồng thuận trong xã hội.
Những luận điệu, thông tin mà chúng hoàn toàn
sai trái, không có cơ sở thực tế. Sự thật là, trước tình
hình tham nhũng và hệ lụy mà nó gây ra, Đảng Nhà nước ta đã và đang kiên
quyết phòng, chống, xử lý nghiêm minh những vụ việc vi phạm. Tại Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Kiên quyết, kiên trì đấu
tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí với quyết tâm chính trị cao hơn,
hành động mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn”. Để thực hiện điều đó, Đảng ta đã ban hành nhiều
nghị quyết,
lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt công tác này. Nhà nước đã sửa đổi, bổ sung, từng bước
hoàn thiện hệ thống luật pháp gắn với việc điều tra, xử lý nghiêm các hành vi
tham nhũng, tạo sức răn đe, phòng ngừa chung trong toàn xã hội.
Nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực lớn đã được điều tra, xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, bảo đảm đúng người, đúng tội. Đến nay, đã xử lý dứt điểm nhiều vụ kéo dài từ nhiều năm trước, điển hình là: Vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm; Vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm; Vụ án Vũ Việt Hùng và đồng phạm; Vụ án Vũ Quốc Hảo và đồng phạm; Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm; Vụ án Phạm Thị Bích Lương và đồng phạm; Vụ án Giang Kim Đạt và đồng phạm; Vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm; Vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm; Vụ án Châu Thị Thu Nga và đồng phạm; Vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm; Vụ án Trần Phương Bình; Vụ án Phan Văn Anh Vũ; Vụ án Đinh Ngọc Hệ; Vụ án Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam; Vụ án Hứa Thị Phấn; Vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Viễn thông Mobifone...; và mới đây là vụ Việt Á, Cục Lãnh sự; FLC, Tân Hoàng Minh và một số vụ việc tham nhũng, tiêu cực khác đang được điều tra, xét xử công khai, minh bạch. Kết quả phòng chống tham nhũng cho thấy rõ sự vào cuộc đồng bộ, mạnh mẽ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Rõ ràng, phòng chống tham nhũng ở Việt Nam không phải là “khẩu hiệu suông, mị dân” mà là hành động quyết liệt, không có vùng cấm của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Do đó, mỗi người cần đề cao cảnh giác, đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn, xuyên tạc phá hoại công cuộc phòng, chống tham nhũng, không để bị lôi kéo, kích động, làm ảnh hưởng đến quyết tâm chính trị của toàn Đảng và toàn dân ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét