Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2024

NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI, VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 LÀ GÌ?

Một là, xây dựng và ban hành tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xác định cụ thể địa bàn xã, thôn đặc biệt khó khăn để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm

Hai là, rà soát, sửa đổi, bổ sung và tích hợp hệ thống chính sách dân tộc thành “Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Ba là, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù trong tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.

Bốn là, tăng cường nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để phục vụ công tác dự tính, dự báo, hoạch định, quản lý thực hiện chính sách dân tộc

Năm là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc

Sáu là, tăng cường, củng cố và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vững mạnh

Bảy là, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó nguồn lực Nhà nước giữ vai trò quan trọng, quyết định để huy động các nguồn lực khác

Tám là, điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Dân tộc là đầu mối thống nhất theo dõi, tổng hợp các chính sách dân tộc; tham gia thẩm định chính sách, các dự án đầu tư liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chín là, tiếp tục ban hành chính sách đảm bảo an sinh xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Mười là, đổi mới tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội

Mười một là, tập trung nghiên cứu, giải quyết một số nội dung liên quan đến tâm tư nguyện vọng của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét