Việt
Nam có chính sách nhất quán là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Không được phân
biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo hay vi phạm quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của công dân. Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để
phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên
truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước;
chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công
cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người
khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị
đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. Điều đó đã quy định rõ
trong Hiến pháp và pháp luật của nước ta.
Tuy
nhiên, một bộ phận nhỏ chức sắc và tín đồ một số tôn giáo không nhận ra thực tế
này. Họ có nhiều tham vọng chính trị và bị tác động, ảnh hưởng bởi luận điệu
tuyên truyền, lôi kéo, kích động của các thế lực thù địch ở trong và ngoài
nước, nên đã có những hành động cực đoan, quá khích chống lại chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo nói riêng và trên các lĩnh
vực nói chung. Họ đã lợi dụng tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn
giáo để kích động và tiến hành các hoạt động chống chính quyền, chống chế độ xã
hội chủ nghĩa dưới chiêu bài “đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ, nhân
quyền”. Để thực hiện điều đó, họ sử dụng các thủ đoạn xuyên tạc chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, bịa đặt, vu cáo cấp chính quyền
phân biệt đối xử, đàn áp tôn giáo để kích động, chia rẽ trong nước và hạ thấp uy
tín Việt Nam trên trường quốc tế... Cùng với việc hậu thuẫn cho các lực lượng
này hoạt động chống phá đất nước, họ còn phối hợp chặt chẽ với các cá nhân, tổ
chức quốc tế thiếu thiện chí để bịa đặt, xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở
Việt Nam. Họ cho rằng Chính phủ Việt Nam đàn áp mọi tôn giáo, thường bắt giữ
những người biểu tình ôn hòa đòi hỏi "tự do" tín ngưỡng và "tự
do" thờ phụng. Nhiều tổ chức tôn giáo không được Chính phủ công nhận và
không cấp giấy phép sinh hoạt… Đây là những luận điệu bịa đặt cũ rích được lặp
đi, lặp lại với ý đồ chính trị xấu xa.
Điều
đó không chỉ gây khó khăn cho công tác tôn giáo mà còn là nguyên nhân và điều
kiện để các thế lực thù địch lợi dụng các hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật
để gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã
hội; thành lập các hội, nhóm mang danh tôn giáo, đạo lạ, gây mất đoàn kết dân
tộc và đe dọa ổn định chính trị - xã hội; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo mê
tín, trục lợi, làm lệch chuẩn văn hóa, đạo đức xã hội.
Có
thể khẳng định, những luận điệu cho rằng Việt Nam vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn
giáo chỉ là những đánh giá chủ quan, phiến diện của một số người thiếu thiện
chí với Việt Nam. Những luận điệu sai trái này không thể làm khó Việt Nam trên
con đường xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh, mở rộng hợp tác, giao lưu trên
trường quốc tế./.
Chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt phân tích và nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; đồng thời kiên quyết đấu tranh bác bỏ và vạch trần những luận điệu xuyên tạc của chúng
Trả lờiXóaChúng ta phải hết sức cảnh giác với bọn phản động, chúng thường lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá đất nước
Trả lờiXóa