Hiện nay Việt
Nam đã trở thành một trong các quốc gia có tỷ lệ người dùng internet cao nhất
Châu Á, đứng thứ 12/20 quốc gia dẫn đầu thế giới về số người dùng internet. Thế
nhưng, vừa qua trên một vài trang mạng vẫn xuất hiện những giọng điệu cho rằng:
“ Việt Nam vi phạm tự do internet, tự do mạng xã hội”.
Luận điệu trên
là sai trái, bịa đặt. Bởi vì: Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán chủ trương, chính
sách tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do, cơ bản của con người, trong đó có quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin, tự do internet nói
chung và mạng xã hội nói riêng. Điều này đã được hiến định trong Hiến pháp nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013; được cụ thể hóa trong nhiều luật, nghị định cùng
nhiều văn bản pháp luật khác và được biểu hiện sinh động trên thực tế. Hệ thống
pháp luật của Việt Nam về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận
thông tin của công dân là cơ bản đầy đủ, đồng bộ và tương thích với luật quốc tế
về quyền con người. Đặc biệt, Luật An ninh mạng, sau một thời gian có hiệu lực đã dần đi vào cuộc sống, mang lại
những hiệu quả rõ nét, thiết thực trong đời sống xã hội.
Để đối phó với
những quan điểm sai trái trên và nạn tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng,
trước hết cần tuyên truyền, giáo dục để mọi người thấy rõ tính nguy hại của vấn
đề; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân, nhất là người tham
gia mạng xã hội; giáo dục cho mọi người dân nhất là giới trẻ cần tỉnh táo trong
tiếp cận thông tin để tránh bị lợi dụng tiếp tay cho kẻ xấu, đồng thời tích cực
đấu tranh với vấn nạn tin giả, xấu độc.
Hiện nay, trên MXH bọn phản động đã tung nhiều thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần hết sức tỉnh táo và đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của chúng.
Trả lờiXóaĐể ngăn chặn các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối chính quyền trên các trang MXH; thì các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Trả lờiXóa