Trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, mục tiêu nhất
quán của các thế lực thù địch là xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản (ĐCS) đối
với cách mạng Việt Nam. Mưu đồ đó đã được họ tiến hành từ lâu và tiếp tục trong
tương lai, với hy vọng rằng: “Kịch bản này đã thành công ở Liên Xô và các nước
XHCN Đông Âu, ắt sẽ có ngày thắng lợi ở Việt Nam” (!) Hòng thực hiện điều đó,
chúng sử dụng nhiều thủ đoạn thâm hiểm.
Về lý luận, họ tung ra luận thuyết “đa nguyên chính trị,
đa đảng đối lập tốt hơn chế độ một đảng lãnh đạo”. Họ cố chứng minh rằng: “chế
độ một đảng duy nhất lãnh đạo là đối lập với dân chủ, đồng nhất với độc tài, cản
trở sự phát triển”, còn “đa nguyên, đa đảng sẽ khơi dậy sự sáng tạo của toàn
dân, tốt hơn cho sự phát triển của xã hội” (?) Họ cố tình lờ đi một thực tế là
dân chủ không phụ thuộc vào số lượng các đảng chính trị, mà phụ thuộc vào bản
chất chính trị của đảng cầm quyền, như: ở In-đô-nê-xi-a thời chính quyền
Xu-hac-tô, Phi-líp-pin thời chính quyền Fec-di-nan Mac-cot, Chi-lê thời chính
quyền Pi-nô-chê,... chẳng phải là các chế độ độc tài tồn tại trong môi trường
chính trị đa đảng sao? Tuy nhiên, luận thuyết ấy được áp dụng vào Liên Xô và
các nước XHCN ở Đông Âu, nó đã mê hoặc được không ít đảng viên cộng sản và quần
chúng nhân dân, nhất là khi nhân dân hoang mang, dao động trước những khó khăn
của đất nước; bức xúc trước những khuyết điểm trong lãnh đạo của Đảng, quản lý
của Nhà nước. Luận thuyết ấy đã góp phần gạt bỏ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã
hội của các ĐCS và công nhân ở những nước này, là nhân tố quyết định dẫn đến sự
tan rã chế độ XHCN nơi đây. Chính vì thế, các thế lực thù địch hy vọng luận
thuyết trên sẽ phát huy tác dụng ở Việt Nam (!)
Trên bình diện thực tiễn, các thế lực thù địch thường
viện dẫn và xuyên tạc sự thật lịch sử để cố chứng minh chế độ một đảng lãnh đạo
là “sai lầm”. Họ cho rằng, nếu không có ĐCS Việt Nam trên chính trường thì dân
tộc ta không phải tiến hành mấy cuộc chiến tranh lâu dài và đau thương như thế;
và rằng, nếu ĐCS Việt Nam không “tiếm quyền” thì Việt Nam đã đứng trong hàng
ngũ các nước phát triển từ lâu (!) Những năm gần đây, họ thường cường điệu một
số hạn chế, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước,
nhất là một số hiện tượng đơn lẻ, biến nó thành phổ biến, tất yếu của chế độ một
đảng lãnh đạo, rồi quy kết vào cái gọi là “lỗi hệ thống” - ám chỉ hệ thống
chính trị do một đảng lãnh đạo. Từ đây, họ yêu cầu Đảng tự nguyện rời bỏ vai
trò lãnh đạo, vì theo họ: “Đảng chỉ giỏi lãnh đạo trong chiến tranh, còn trong
xây dựng kinh tế thì nên trao quyền cho lực lượng chính trị khác”(!) Trong các
thời điểm nhạy cảm, như: khi Liên Xô tan rã, giai đoạn chuẩn bị đại hội Đảng
các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc, hoặc những thời đoạn kinh tế đất
nước gặp khó khăn; gần đây là dịp thảo luận dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, họ
công khai đòi bỏ Điều 4 quy định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và
xã hội. Điều nguy hiểm là những thủ đoạn nói trên của các phần tử cơ hội, bất
mãn trong nước lại được các thế lực chống cộng bên ngoài cổ súy, tiếp tay, nhằm
thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng và xã hội ta. Tuy nhiên, những
thủ đoạn thâm hiểm đó nhanh chóng bị vạch trần, bởi đại đa số nhân dân hiểu rằng:
sự lãnh đạo của ĐCS là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam;
các mưu toan xóa bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam là trái với yêu cầu khách
quan của quá trình phát triển đất nước.
Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóaChúng ta phải tích cực đấu tranh vạch trần bộ mặt nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận ở các tài khoản của bọn chúng.
Trả lờiXóa