Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

TIẾNG NÓI KHÁCH QUAN CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ

Đánh giá những thành tựu trong công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, nhân kỷ niệm 20 năm hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ (tháng 10-2013), bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho rằng: “Hai mươi năm qua đã chứng kiến những tiến bộ phát triển vượt bậc của Việt Nam. Ngày nay, Việt Nam là một nước có thu nhập trung bình. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn khoảng 10% năm 2012, với hơn 30 triệu người thoát nghèo. Các chỉ số phúc lợi xã hội hiện nay cao hơn phần lớn các nước có mức thu nhập cao hơn. Phần lớn người dân Việt Nam được hưởng nền giáo dục tốt hơn. Tỷ lệ tử vong ở bà mẹ khi sinh ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. 95% số dân nông thôn Việt Nam có điện lưới, so với 83% ở Phi-lip-pin và 74% ở In-đô-nê-xi-a... Có thể nói, những thành tựu của Việt Nam trong hơn 20 năm qua là rất nổi bật; mà thành công có được đầu tiên là nhờ vào tầm nhìn và quyết tâm của lãnh đạo Chính phủ, cũng như tinh thần chịu khó và khởi nghiệp của người dân Việt Nam”. Trong Báo cáo Phát triển con người toàn cầu (HDR), Trưởng đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam, cho biết: “Việt Nam là một trong những nước rất năng động và đạt được tiến bộ HDR rất nhanh. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam (HDI) liên tục tăng qua các năm. Còn trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, lĩnh vực mà các thế lực thù địch thường chỉ trích, đổ lỗi cho chế độ một đảng lãnh đạo, mà họ gọi là chế độ “toàn trị”, thì Việt Nam cũng có nhiều thành tựu nổi bật. Việt Nam được bầu vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Hội đồng Nhân quyền thế giới với số phiếu gần như tuyệt đối, không đơn thuần chỉ là sự công nhận của cộng đồng quốc tế về vấn đề quyền con người được bảo đảm, mà còn là sự ghi nhận thành quả đổi mới toàn diện của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCS đã đưa đất nước này trở thành một quốc gia có vị trí quan trọng, được quốc tế tin cậy. Chính ông Lê Vũ - Chủ nhiệm tuần báo Viet WEEKLY ở nam Ca-li-fooc-ni-a (Hoa Kỳ), một tờ báo hay chỉ trích Chính phủ Việt Nam, trong chuyến về thăm Việt Nam gần đây cho biết: “Tôi không có cảm nhận rằng, Việt Nam là một đất nước đang có đàn áp tôn giáo và nhân quyền như nhiều nguồn tin hải ngoại. Trái lại, tôi thấy ở đất nước đang phát triển, đổi thay từng ngày, từng giờ. Đất nước có thật nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn”. Còn Tổng Thư ký tòa soạn tuần báo trên thì cho rằng: “Những hình ảnh về đất nước, con người và xã hội Việt Nam sống động, tươi mát và phát triển như ngày nay, chúng tôi chuyển tải qua trang báo của chúng tôi về nước. Tự nó sẽ là bằng chứng sống bác bỏ những suy nghĩ và hành động chưa đúng, chưa xác thực về Việt Nam”...
Những phát biểu nói trên cũng chính là sự thừa nhận khách quan của cộng đồng quốc tế về vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay; bởi, những thành tựu đó luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy, ở Việt Nam, trong 90 năm qua, các tầng lớp nhân dân đều thừa nhận sự lãnh đạo độc tôn của ĐCS Việt Nam; đại đa số nhân dân thực sự coi Đảng là lực lượng lãnh đạo, là người đại biểu trung thành cho lợi ích của mình. Thực tế đó đã được các nhà nghiên cứu của Viện Phát triển quốc tế thuộc Trường Đại học Ha-vớt (Hoa Kỳ) nhận xét trong một công trình nghiên cứu cùng Cơ quan Phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA): “Ở Việt Nam, trong tương lai, khó có thể hình dung cơ sở xã hội cho việc xây dựng một đảng có khả năng cạnh tranh với ĐCS Việt Nam. Hơn nữa, Đảng phải tăng cường hệ thống một đảng không chỉ vì lý do tư tưởng mà còn hầu hết đảng viên đều tin rằng đường lối chính trị cạnh tranh sẽ làm trầm trọng thêm những chia rẽ giữa các vùng và làm mất ổn định chính trị”.

2 nhận xét:

  1. Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam đã được cả thế giới ghi nhận

    Trả lờiXóa
  2. Trong hơn 90 năm qua, các tầng lớp nhân dân đều thừa nhận sự lãnh đạo độc tôn của ĐCS Việt Nam

    Trả lờiXóa