Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

PHẢI CHĂNG KINH TẾ NHÀ NƯỚC GIỮ VAI TRÒ CHỦ ĐẠO THÌ KHÔNG THỂ CÓ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG?

Từ nhiều năm trước và đến hiện nay, các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị ở cả trong nước và nước ngoài thường xuyên chống phá Đảng, Nhà nước, công cuộc đổi mới, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc XHCN của nhân dân ta, chúng vẫn xuyên tạc rằng “nếu kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo thì không có bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế và không thể có nền kinh tế thị trường”.
Chúng ta có thể thấy rằng những luận điệu chống phá, xuyên tác trên xuất phát từ hai nguyên nhân cơ bản sau: một là, do bị ám ảnh bởi kinh tế nhà nước trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp trước đây; hai là, do hiểu sai về vai trò chủ đạo, cho rằng chủ đạo là phải được sự ưu đãi, ưu ái của Nhà nước, phải chiếm tỷ trọng lớn, chèn ép, lấn lướt các thành phần kinh tế khác.
Thực tiễn cho thấy, trong nền kinh tế trước đổi mới, chỉ có kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, không có kinh tế tư nhân (kinh tế tư nhân không được phép tồn tại); kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong nền kinh tế, do Nhà nước trực tiếp quản lý bằng kế hoạch hóa tập trung, thì không thể có KTTT. Ngày nay, kinh tế nhà nước hoàn toàn khác. Kinh tế nhà nước bao gồm các nguồn lực kinh tế của Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước. Kinh tế nhà nước là một công cụ của Nhà nước, để cùng với các công cụ khác, như pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do Nhà nước quản lý, điều tiết hoạt động của nền kinh tế. Các nguồn lực kinh tế của Nhà nước được huy động, phân bổ, sử dụng theo yêu cầu phải phù hợp, phục vụ việc thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước; nhưng khi thực hiện phải theo cơ chế thị trường, thông qua đấu thầu cạnh tranh, có sự tham gia của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, để việc phân bổ hợp lý, sử dụng có hiệu quả cao. Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước đầu tư, phát triển ở những ngành, lĩnh vực, địa bàn quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước (nhất là khi các thành phần kinh tế khác không được, không muốn hay không đủ sức đầu tư), làm lực lượng tiên phong, nòng cốt cho sự phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn đó. Các doanh nghiệp nhà nước tự chủ, hoạt động theo cơ chế thị trường, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Khi đã có các thành phần kinh tế khác đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, địa bàn này và không nhất thiết phải có doanh nghiệp nhà nước, thì Nhà nước có thể thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp, chuyển vốn nhà nước đầu tư vào những ngành, lĩnh vực, địa bàn quan trọng khác để thực hiện chiến lược, mục tiêu mới của Nhà nước.
Như vậy, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước với ý nghĩa là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết, thúc đẩy, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Do đó, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước không mâu thuẫn, cản trở hoạt động của các quy luật kinh tế, với sự phát triển của kinh tế thị trường không giống như những luận điệu chống phá của các thế lực phản động.

2 nhận xét:

  1. Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch

    Trả lờiXóa
  2. Để ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động chống phá đất nước thì các cơ quan chức năng cần sớm điều tra, làm rõ và tìm ra các đối tượng phản động, để xử lý thật nghiêm minh.

    Trả lờiXóa