Trước hết, thông qua việc xuyên tạc bản chất vụ án,
các đối tượng đang cố tình "chính trị hóa" vụ án tại Đồng Tâm. Rõ
ràng, hành vi giết người, chống người thi hành công vụ của các bị cáo trong vụ
án đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự Việt Nam. Hệ quả mà hành vi phạm tội
của các đối tượng gây ra là sự hy sinh của 3 cán bộ, chiến sĩ Công an trong quá
trình thực thi nhiệm vụ, khiến cho tình hình an ninh trật tự tại địa phương bị ảnh
hưởng tiêu cực.
Từ một vụ án hình sự, các đối tượng hướng lái, xuyên tạc,
quy kết trở thành vấn đề chính trị. Núp danh "dân chủ", "nhân
quyền", các đối tượng cố tình đánh lận bản chất vụ án, đưa ra luận điệu
cho rằng các bị can trong vụ án là "nạn nhân" của chính quyền. Các đối
tượng đổ lỗi cho nguyên nhân dẫn đến vụ án là từ những sai lầm của chế độ.
Thậm chí, trước khi phiên tòa xét xử sơ thẩm diễn ra,
các đối tượng đã đẩy mạnh việc rêu rao luận điệu vụ án tại Đồng Tâm là "án
bỏ túi"; cố tình xuyên tạc sự công bằng, khách quan của hệ thống tư pháp tại
Việt Nam. Tất cả những điều này nhằm tạo ra một bức tranh phiến diện, đen tối về
tình hình chính trị - xã hội tại Việt Nam; bôi nhọ, hạ bệ vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản.
Thông qua hoạt động của các đối tượng "dân chủ",
có thể thấy các đối tượng này đang cố "tẩy trắng" cho hành vi vi phạm
pháp luật của các bị cáo trong vụ án tại Đồng Tâm, từ đó tạo tiền đề để “chuyển”các
bị cáo trong vụ án này vào nhóm "tù nhân lương tâm" - một thủ đoạn
thường xuyên được các "nhà dân chủ" thực hiện hòng tấn công, chống
phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Mục đích mà các đối tượng hướng đến suy cho cùng vẫn
là để tạo cớ nhằm tấn công chế độ, vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm dân
chủ, nhân quyền; khiến cộng đồng quốc tế có cái nhìn và sự đánh giá không khách
quan, thiếu chính xác về tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.
Cùng với việc "chính trị hóa" vụ án Đồng
Tâm, các đối tượng cũng gia tăng các hoạt động kích động, kêu gọi sự can thiệp
của cộng đồng quốc tế; tung ra các "kiến nghị", "tuyên bố",
"thư ngỏ" gửi đến một số tổ chức quốc tế và cơ quan ngoại giao một số
nước; đưa ra yêu sách cho các "quan sát viên độc lập" vào Việt Nam
theo dõi vụ án v.v… nhằm "quốc tế hóa" vụ án Đồng Tâm.
Nhìn nhận một cách toàn diện, có thể thấy những phức tạp
liên quan đến vụ án tại Đồng Tâm diễn ra từ lâu. Lợi dụng những mâu thuẫn trong
vấn đề tranh chấp đất đai cùng sự manh động, coi thường pháp luật của các đối
tượng trong "Tổ đồng thuận", nhiều cá nhân, tổ chức phản động, chống
đối, cơ hội chính trị trong nước và quốc tế đã ủng hộ về vật chất và tiến hành
tuyên truyền, khuếch trương thanh thế cho "Tổ đồng thuận" với mục
đích tạo điểm nóng về an ninh, trật tự trong xã hội Việt Nam.
Việc các đối tượng trong "Tổ đồng thuận" bị
bắt giữ, xử lý do có hành vi giết người, chống người thi hành công vụ cũng đồng
nghĩa với việc điểm nóng về an ninh, trật tự tại Đồng Tâm được giải quyết.
Chính vì vậy, các đối tượng đang cố tận dụng "viên đạn Đồng Tâm" để tấn
công, chống phá chính quyền. "Quốc tế hóa" vụ án Đồng Tâm là một thủ
đoạn đặc biệt thâm hiểm. Phía sau danh nghĩa bảo vệ quyền con người là mưu đồ
can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, từ đó tác động, gây sức ép hòng
chuyển hóa chế độ tại nước ta.
Với những hành vi phạm tội nghiêm trọng đã thực hiện,
các bị cáo trong vụ án Đồng Tâm chắc chắn sẽ phải đối mặt với những hình phạt
tương xứng. Không một ai, không một lý do nào có thể bao biện cho hành vi phạm
tội của các đối tượng.
Hiện nay có rất nhiều kẻ phản động vì những đồng tiền dơ bẩn đã xuyên tạc và chống phá đất nước; chúng ta phải vạch trần và đấu tranh loại bỏ thủ đoạn của chúng
Trả lờiXóaMọi luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa