Cộng
đồng dân tộc Khmer ở Tây Nam Bộ tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ nhiều thế kỷ, người Khmer sống
đan xen, chan hòa cùng cộng đồng người Kinh, người Hoa, người Chăm. Trong quá
trình chung sống với nhau, có một số
vấn đề nổi lên đối với người Khmer ở Tây Nam Bộ như sau:
Một là, thiếu việc làm,
thiếu đất sản xuất là vấn đề lớn của người Khmer ở Tây Nam Bộ. Không có đất,
thiếu đất sản xuất và khiếu kiện, tranh chấp đất đai trong vùng người Khmer là
một hiện tượng đáng quan tâm ở các địa phương có đông người Khmer sinh sống,
nhất là các huyện miền núi ven biên giới của tỉnh An Giang.
Hai là, trình độ học vấn của tộc người Khmer hiện ở mức thấp và có
yếu tố liên đến quan niệm tín ngưỡng.
Ba là, phân hóa giàu nghèo theo hướng tiêu cực ở các cộng đồng
người Khmer vùng Tây Nam Bộ diễn ra khá sâu sắc; hộ nghèo, cận nghèo còn cao,
giảm nghèo chưa bền vững đã ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến tộc người, quan hệ
tộc người.
Bốn là, có nhiều đồng
bào Khmer bỏ tôn giáo truyền thống để theo đạo Tin lành và Công giáo. Một bộ
phận lớn trong cộng đồng đã cải đạo theo đạo Tin lành hoặc theo các chi phái
khác của đạo Tin lành do nó đã có sự điều chỉnh về hình thức, nội dung, giáo lý theo tính chất
mềm dẻo, đơn giản hóa, quần chúng hóa.
Năm là, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo trong cộng đồng người Khmer hình thành các lực lượng đối lập, dựng ngọn cờ làm cơ sở chống phá cách mạng nước ta. Các thế lực thù lợi dụng việc tranh chấp đất đai, những sơ hở trong chính sách và những hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của chính quyền địa phương, để kích động khiếu kiện đông người, khi có điều kiện thì biểu tình, gây bạo loạn, làm mất ổn định chính trị, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét