Hiện nay,
Tây Nguyên có cư dân của 54 tộc người đang sinh sống, trong đó có 12 tộc người
tại chỗ. Trong quá trình phát triển, quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên ngày càng
phát triển tốt đẹp, nhưng hiện nay cũng đang tồn tại những vấn đề dân tộc cũ và
cả những vấn đề mới, bao gồm:
Một là, nghèo và chênh
lệch giàu - nghèo khá lớn, ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến tộc người, quan hệ
tộc người. Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ
đói nghèo của đồng bào còn cao sẽ dẫn đến nguy cơ mất lòng tin của nhân dân đối
với Đảng, Nhà nước.
Hai là, vấn đề đất đai (thiếu đất sản xuất,
tranh chấp, khiếu kiện) của người dân tộc thiểu số vẫn là hiện tượng đáng chú ý
và phải giải quyết về cơ bản. Ngoài ra, nạn phá rừng, khai thác gỗ quý không được kiểm soát chặt chẽ
và không quan tâm đến việc trồng mới và bảo vệ rừng cũng là nội
dung cần quan tâm hiện nay.
Ba là, các giá trị văn
hóa truyền thống, thiết chế xã hội cổ truyền của các dân tộc thiểu số đang thay
đổi và bị mai một dần. Sự hội tụ nhiều luồng cư dân khác nhau ở đây đã tạo nên sự phong phú và không ít
phức tạp trong phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo. Phá hỏng hoặc thay đổi
cơ cấu cổ truyền làng xã và đời sống tâm linh của người dân tộc. Bên cạnh đó,
thái độ của cán bộ và người Kinh đối với phong tục, tập quán cổ
truyền của các dân tộc chưa tương xứng, có mặt còn hạn chế.
Bốn là, chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số còn thấp xa
so với các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Tày và mặt bằng chung của cả nước. Điểm
nghẽn lớn nhất là học sinh, sinh viên ra trường, thanh niên đến độ tuổi lao
động không tiếp cận và nắm bắt cơ hội việc làm, không có việc làm.
Năm là, hệ thống chính trị ở một số địa phương còn yếu, tệ nạn quan
liêu, tham nhũng ở các mức độ khác nhau chưa chấm dứt, công tác xây dựng Đảng
chưa được coi trọng đúng mức.
Sáu là, vấn đề tôn giáo còn khá phức tạp, việc hoạt động của các tổ
chức tôn giáo ở một số nơi chưa tốt, chưa xin phép chính quyền; việc cơi nới,
xây dựng nhà thờ, nhà nguyện chưa được quản lý tốt, có nơi liên quan đến khu
vực quân sự, quốc phòng.
Bảy là, các thế lực thù địch, phần tử xấu triệt để lợi dụng vấn đề
dân tộc thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, kích động
tư tưởng ly khai với nhiều thủ đoạn mới nguy hiểm.
Tám là, những thách thức từ hội nhập quốc tế ảnh hưởng đến đồng bào dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch sẵn sàng tạo cớ, can thiệp vào công việc nội bộ hòng gây bất ổn, chia cắt sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa cũng từ vấn đề dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét