Thứ Hai, 27 tháng 5, 2024

TẠI SAO NGHIÊN CỨU MÔN LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ PHẢI DỰA VÀO PHƯƠNG PHÁP LUẬN DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ DUY VẬT LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN?

 

Cũng như các môn học khoa học xã hội và nhân văn khác, lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lấy phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận nghiên cứu. Bởi vì, chỉ có dựa vào phương pháp này mới cho phép nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện, lịch sử và cụ thể về quá trình phát sinh, hình thành, phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong suốt tiến trình lịch sử.

Như Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Trong mỗi thời đại lịch sử, phương thức chủ yếu của sản xuất kinh tế và trao đổi, cùng với cơ cấu xã hội - cơ cấu do phương thức đó quyết định, đã cấu thành cơ sở cho lịch sử chính trị của thời đại và lịch sử của sự phát triển trí tuệ của thời đại; cái cơ sở mà chỉ có xuất phát từ đó mới cắt nghĩa được lịch sử”1. Nghiên cứu lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phải quán triệt sâu sắc các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biên chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các sự kiện lịch sử về hoạt động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phải được xem xét dựa trên các điều kiện, hoàn cảnh khách quan, xem xét một cách toàn diện trong mối liên hệ với các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong cả tiến trình phát triển và từng giai đoạn cụ thể.



1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 21, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1995, tr. 523.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét