Thứ Hai, 27 tháng 5, 2024

MÔN HỌC LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CÓ MỐI LIÊN HỆ VỚI MÔN HỌC CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC NHƯ THẾ NÀO?

 

Giữa môn Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế với môn Chủ nghĩa xã hội khoa học có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, môn Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là cơ sở, dữ liệu thực tiễn để các nhà khoa học, các đảng cộng sản và công nhân khái quát thành những nguyên lý chủ nghĩa xã hội khoa học. Đến lượt nó, hệ thống nguyên lý chủ nghĩa xã hội khoa học làm sáng tỏ bản chất cách mạng của lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Chủ nghĩa xã hội khoa học, bản thân nó là một môn khoa học xã hội nhân văn nghiên cứu các quy luật, tính quy luật chính trị - xã hội, những phương thức, con đường, biện pháp để thực hiện sự chuyển biến từ hình thành kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa lên hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu là xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội khoa học được hình thành, phát triển trên cơ sở những điều kiện, tiền đề khách quan và nhân tố chủ quan, trong đó sự ra đời, hoạt động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là thực tiễn khách quan, trực tiếp. Bởi, những cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, sự ra đời, hoạt động của chính đảng vô sản, các tổ chức chính trị - xã hội của công nhân, đòi hỏi lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học không ngừng được bổ sung, phát triển, hoàn thiện.

Đến lượt nó, chủ nghĩa xã hội khoa học trở thành ngọn cờ tư tưởng thâm nhập, dẫn dắt phong trào công nhân, các đảng cộng sản và công nhân, các tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân tiến hành hoạt động, đấu tranh cách mạng theo tôn chỉ, mục đích, mục tiêu sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân quốc tế. Vì thế, để chủ nghĩa xã hội khoa học thực sự là một học thuyết khoa học và cách mạng thì phải đặt trên mảnh đất hiện thực của nó, như Ph.Ănghen đã khẳng định. Đòi hỏi, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế muốn phát triển, hoàn thành sứ mệnh lịch sử thì phải thường xuyên giác ngộ, vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học vào thực tiễn từng giai đoạn lịch sử quốc gia dân tộc. Đồng thời, chủ nghĩa xã hội khoa học phải luôn được bổ sung, phát triển trước sự vận động, biến đổi của thực tiễn, trong đó, thực tiễn phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là yếu tố căn cốt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét