Thứ Hai, 27 tháng 5, 2024

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ LÀ GÌ?

 

Đối tượng nghiên cứu của môn Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là: Nghiên cứu quá trình hình thành, phát sinh, phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, của các đảng cộng sản, đảng công nhân quốc tế chống chế độ áp bức, bóc lột, cùng các trào lưu cơ hội, xét lại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, khẳng định những vấn đề có tính quy luật và những bài học kinh nghiệm từ các cuộc đấu tranh đó.

Nghiên cứu toàn bộ quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của phong trào công nhân, phong trào cộng sản trên thế giới từ khi ra đời đến nay. Do đó, đối tượng nghiên cứu của lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là nghiên cứu những sự kiện lịch sử của phong trào công nhân, các cuộc vận động, cuộc cách mạng vô sản điển hình; những hoạt động chủ yếu của các đảng cộng sản và công nhân, các tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân tập hợp trong phong trào với tính cách là một chủ thể quốc tế; các hình thức liên hệ quốc tế của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế. Từ thực tiễn lịch sử đó, rút ra những ý nghĩa lịch sử có giá trị phổ biến, những quy luật và tính quy luật của sự hình thành, phát triển phong trào, đồng thời tổng kết các bài học kinh nghiệm, làm cơ sở để các đảng cộng sản và công nhân, giai cấp công nhân các nước liên hệ, vận dụng trong quá trình đấu tranh cách mạng.

Đối tượng nghiên cứu của lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có sự phân biệt rõ ràng, độc lập với một số khoa học liên ngành gần gũi như lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa, lịch sử thế giới hiện đại, lịch sử đảng, tư tưởng của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học, ...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét