Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ HIỆN THỰC CỦA TƯ TƯỞNG “TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA” CỦA LÊNIN

Tư tưởng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của Lênin với những nét lớn nêu trên có giá trị thực tiễn lịch sử to lớn. trước hết là công phá tư duy cũ về Tổ quốc - tư duy đã kìm giữ các giai cấp, tầng lớp xã hội bị áp bức trong khuôn khổ “bảo vệ Tổ quốc tư sản”, để các Đảng cộng sản không ủng hộ các nhà nước tư sản trong cuộc chiến tranh đế quốc, mà kiên quyết trong hành động cách mạng lật đổ các chế độ chuyên chế phong kiến và tư sản. Có thể nói không có quan niệm đó của Lênin thì khó có thể ra đời chính thể cộng hòa  xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga, sản phẩm của cuộc cách mạng Tháng Mười năm 1917.
Với quan niệm thống nhất Tổ quốc với chế độ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng bảo vệ đất nước, đã phát huy tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở cố kết chặt chẽ các dân tộc trong liên bang với tuyệt đại đa sô nhân dân lao động, nòng cốt là liên minh giai cấp vô sản với nông dân nghèo dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản mà đứng đầu là Lênin. Đó là một nhân tố có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để nước Nga có sức mạnh giữ vững được chính quyền Xô Viết non trẻ, bị thù trong giặc ngoài tấn công uy hiếp. Chiến thắng vang dội toàn cầu của nhân dân Liên Xô trong đại chiến thế giới thứ II cứu tổ quốc mình và nhân loại khỏi tai họa phát xít càng biểu hiện giá trị thực tiễn của quan niệm về Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của Lênin.
Tư tưởng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của Lênin vẫn có giá trị hiện thực với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Đảng cộng sản Việt nam vẫn nghiêm túc tuân thủ phương pháp luận được rút ra tư tưởng của Lênin về Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong xác định đường lối cách mạng của mình. Cương lĩnh của đảng năm 1991 về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng nước ta, đã khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mặc dù, trước tình hình Liên xô sụp đổ, Đảng ta vẫn giữ vững niền tin “loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội”, trên cơ sở nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (trong đó có phương pháp luận của Lênin về Tổ quốc xã hội chủ nghĩa) và thực tiễn quá trình đổi mới với những thành công ban đầu rất quan trọng cùng với sự phân tích những nguyên nhân dẫn đến sụp đổ của Liên Xô sau 70 năm xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây không phải là một sự áp đặt chủ quan của những người cộng sản như ý kiến của một số người theo khuynh hướng bác bỏ tính từ xã hội chủ nghĩa của Tổ quốc ta ngày nay, viện lý do giản đơn với tính từ đó của Tổ quốc, dân mình không còn nước đề mà yêu. Nói thẳng ra thì với động cơ và lập luận khác nhau, khuynh hướng đó đều nhằm bác bỏ chủ nghĩa xã hội. Nếu là thuần túy vấn đề nhận thức, thì chắc chắn tư tưởng Tổ quốc xã hội chủ ghĩa của Lênin có khả năng giải đáp được. Với quan niệm không có Tổ quốc thuần túy đứng ngoài sự tiến triển của các tổ chức xã hội thì Tổ quốc ta trong thời điểm lịch sử ngày nay không đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và sẽ rơi vào con đường tư bản chủ nghĩa. Đương nhiên chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang định hướng xây dựng là với tư duy đổi mới. Có thể người ta nghĩ đến con đường thứ Ba nào đó. Nhưng đó là một ý tưởng phiêu lưu. Nhãn tiền, những thử nghiệm về các cuộc “cách mạng màu sắc” ở một số nước đang trên đà phá sản. các nhà nước tư sản do các đảng xã hội dân chủ cầm quyền dù có tích cực điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó có vận dụng những bài học của các nước xã hội chủ nghĩa như họ thừa nhận, vẫn không giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản vốn tồn tại thâm căn cố đế trong các nước tư bản chủ nghĩa.
Sự phản bác chủ nghĩa xã hội còn từ sự sụp đổ của Liên Xô, mà người ta quy kết đó là sai lầm của đảng cộng sản và Lênin đã đưa nước Nga vào con đường xã hội chủ nghĩa. Nói ngược lại mới đúng. Có thể nói chính vì quên tư tưởng của Lênin về “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” mới sảy ra tai họa đó. Khách qua mà nhìn nhận, sự sụp đổ của Liên Xô có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân khá rõ ràng là sự thiếu cảnh giác của Đảng cộng sản và nhân dân Liên Xô đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi đế quốc Mỹ đã thay đổi chiến lược chống phá hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, trọng điểm là Liên Xô sử dụng cái mà về sau Nich Xơn công khai “chiến thắng không cần chiến tranh”. Trong chiến tranh lạnh, các nhà lãnh đạo Liên Xô quan tâm hàng đầu là chạy đua vũ trang với Mỹ, để giành ưu thế quân sự đối phó với chiến tranh xâm lược mà it quan tâm tới âm mưu thủ tiêu chủ nghĩa xã hội bằng phương pháp phi vũ trang.

Sự kiện này đã cảnh báo cho Đảng và quân dân ta trong bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng. Hơn bao giờ hết, luận điểm của Lênin về “bảo vệ chủ nghĩa xã hội với tính cách là Tổ quốc” phải được quán triệt trong việc quán triệt nghị quyết của Đảng về mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, không chỉ là bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, mà còn bảo vệ chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Đảng và mọi thành quả cách mạng, bảo vệ định hướng phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng đối phó với âm mưu vũ trang bạo loạn lật đổ và chiến tranh xâm lược công nghệ cao, đồng thời chống lại có hiệu quả chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bao gồm cả “tự diễn biến” từ trong nội bộ hệ thống chính trị do đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa và suy thoái đạo đức, lối sống, của cán bộ, đảng viên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét