Nhận diện và đấu tranh phê phán các quan điểm sai
trái không chỉ là trách nhiệm của Đảng ta mà cũng là trách nhiệm chung của các
đảng cộng sản và công nhân quốc tế, của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và lực lượng yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên toàn thế giới. Đồng thời, còn là
trách nhiệm của mỗi cán bộ đảng viên, của mỗi nhà khoa học và mỗi giảng viên
làm công tác giảng dạy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh…Để thực
hiện tốt trọng trách này, vấn đề nhận diện các loại quan điểm sai trái là hết
sức cần thiết, do vậy chúng ta cần nắm vững một số luận điểm chủ yếu mà các thế lực thù địch đang
tiến hành hiện nay, đó là:
Tiến công, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin trong giai đoạn hiện nay: Các
thế lực thù địch, chống cộng đang ra sức phê phán, phủ nhận chủ nghĩa Mác -
Lênin, hòng làm lung lay nền tảng tư tưởng và tạo ra một khoảng trống trong
trận địa tư tưởng và để thay vào đó là hệ tư tưởng tư sản. Chúng tung ra đủ các
luận điệu nhằm bác bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam .
Ví dụ chúng đã lớn tiếng cho rằng, do du nhập chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt
Nam nên dẫn đến sai lầm lịch sử là diễn ra hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ. Hậu quả của hai cuộc kháng chiến đó làm cho đất nước bị kiệt quệ về
kinh, tổn thất về con người và làm cho đất nước nghèo nàn kéo dài. Hoặc có luận
điểm cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng ngoại lai, xa lạ với truyền
thống dân tộc; lý luận Mác - Lênin chỉ giải quyết vấn đề đấu tranh giai cấp,
còn tư tưởng Hồ Chí Minh giải quyết đấu tranh dân tộc thuần túy nên nó đối lập
nhau và không phù hợp với Việt Nam. Để phủ định tư tưởng Hồ Chí
Minh, chúng còn cho rằng tội lớn nhất
của Hồ Chí Minh là du nhập chủ nghĩa Mác - Lênin với học thuyết đấu tranh giai
cấp gây ra cảnh “nồi da nấu thịt” suốt mấy chục năm.
Tiến công phủ định các nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng đã cho rằng học thuyết hình thái kinh
tế - xã hội chỉ là một lý thuyết về chủ nghĩa xã hội không tưởng không bao giờ
thực hiện được. Sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu là một tất yếu
được dự báo trước; chủ nghĩa xã hội chỉ là một dạng xã hội đề cao chủ nghĩa cá
nhân – xã hội tạo điều kiện cho những tư sản đỏ nắm quyền lãnh đạo xã hội nên
bên ngoài thì đỏ nhưng bên trong đã đổi màu theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.
Về sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân: Chúng cho rằng, giai cấp công nhân chỉ là những
người có học vấn thấp, những lãnh tụ của giai cấp công nhân cũng thường có
trình độ văn hóa không cao, lại được “đào luyện trong một môi trường đấu tranh
giai cấp”, cho nên giỏi lắm cũng chỉ có thể lật đổ chế độ cũ, chứ không thể
lãnh đạo toàn dân xây dựng được một xã hội mới tốt đẹp, nhất là trong thời đại
khoa học phát triển. Họ lập luận: “… nếu như giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch
sử là “người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản” xây dựng một xã hội mới thì tại sao
ở những nước tư bản phát triển có lực lượng công nhân rất đông, chất lượng cao
lại không thực hiện vai trò lịch sử của mình? Đảng Cộng sản Việt Nam
không thể gọi là đảng của giai cấp công nhân được, vì nó có số lượng rất ít công
nhân là đảng viên nên mang đậm bản chất giai cấp nông dân, chịu ảnh hưởng nặng
nề của chủ nghĩa phong kiến. Với những điều kiện như vậy, giai cấp công
nhân và Đảng Cộng sản Việt Nam không thể lãnh đạo, xây dựng được chủ nghĩa xã
hội đích thực ở Việt Nam...”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét